Quyền và nghĩa vụ trong giao dịch vãng lai của người cư trú khác gì với quyền và nghĩa vụ trong giao dịch vãng lai người không cư trú.
Khái quát về giao dịch vãng lai
Giao dịch vãng lai là giao dịch giữa người cư trú (NCT) với người không cư trú (NKCT) không vì mục đích chuyển vốn. Trên nguyên tắc, các giao dịch này được tự do thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, miễn sao phù hợp với các qui định của pháp luật hiện hành về kiểm soát ngoại hối. Các giao dịch vãng lai chủ yếu bao gồm:
– Thanh tóan và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
– Chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam
– Chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài
– Mang tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi xuất nhập cảnh
Qui định của pháp luật về vấn đề này được ghi nhận cụ thể trong Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối.
Quyền và nghĩa vụ trong giao dịch vãng lai của người cư trú khác gì với quyền và nghĩa vụ trong giao dịch vãng lai người không cư trú.
Thứ nhất, trong thanh tóan và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
Có thể coi đây là quyền phát sinh từ quyền và nghĩa vụ mở tài khoản ngoại tệ của NCT và NKCT là tổ chức. Mặt khác, tuy nội dung này không được quy định tại một điều khoản hay văn bản riêng nào nhưng theo quy định về các trường hợp được ghi thu ngoại tệ thì việc sử dụng ngoại tệ để thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam chủ yếu được thực hiện qua tài khoản ngoại tệ mở tại các tổ chức tín dụng được phép và chỉ được sử dụng ngoại tệ để thanh toán cho các tổ chức, cá nhân được phép thu ngoại tệ.
Trong trường hợp NCT có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và có nhu cầu giữ lại một phần số ngoại tệ đó ở nước ngoài thì phải được ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép.
Thứ hai, Chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài
Theo qui định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối:
Công dân Việt Nam có nhu cầu ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích đi du lịch, học tập, công tác, thăm viếng, chữa bệnh, trả tiền hội viên và các loại phí khác cho nước ngoài hoặc trợ cấp, thừa kế cho gia đình và người thân ở nước ngoài, có thể được liên hệ với các Ngân hàng được phép để mua ngoại tệ sau khi gửi cho Ngân hàng đơn xin mua ngoại tệ và các Giấy tờ hợp pháp chứng minh các nhu cầu thực tế phải chi ngoại tệ ở nước ngoài.
Đối với NKCT và NCT là người nước ngoài:
– NKCT là cá nhân có các khoản thu nhập bằng đồng Việt Nam từ lương, thưởng, phụ cấp hoặc các nguồn thu khác bằng đồng Việt Nam được pháp luật Việt Nam cho phép thì được sử dụng số đồng Việt Nam đó để mua ngoại tệ tại các Ngân hàng được phép và được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài khi có nhu cầu. Khi hết thời hạn làm việc tại Việt Nam hoặc kết thúc hợp đồng lao động ký với phía Việt Nam có nhu cầu chuyển ra nước ngoài toàn bộ số thu nhập bằng ngoại tệ trong thời gian ở Việt Nam thì khi làm thủ tục chuyển tiền phải xuất trình cho Ngân hàng chuyển tiền văn bản của cơ quan thuế có thẩm quyền xác nhận đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính ở Việt Nam.
– NCT là người nước ngoài hết thời hạn làm việc tại Việt Nam hoặc kết thúc hợp đồng lao động ký với phía Việt Nam có nhu cầu chuyển ra nước ngoài toàn bộ số thu nhập bằng ngoại tệ trong thời gian ở Việt Nam phải xuất trình cho Ngân hàng chuyển tiền văn bản của cơ quan thuế có thẩm quyền xác nhận đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính ở Việt Nam; nếu có các khoản thu nhập hợp pháp bằng Đồng Việt Nam được pháp luật Việt Nam cho phép khi có nhu cầu chuyển đổi thành ngoại tệ thì được mua ngoại tệ tại các Ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngoài.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Thứ ba, mang tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi xuất nhập cảnh
Để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng tích lũy ngoại tệ quá lớn khi di chuyển vào hoặc ra khỏi Việt Nam lam mất cân bằng thị trường ngoại hối trong nước, Ngân hành nhà nước Việt Nam đã có quy định về hạn mức ngoại tệ tiền mặt được mang vào, mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề cất giữ ,mang theo ngoại tệ khi xuất nhập cảnh không có sự khác biệt giữa NCT và NKCT.
Theo Điều 4 Thông tư số 11/2014/TT-NHNN ngày 28/3/2014 Quy định việc mang vàng của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh:
“- Cá nhân nước ngoài được phép định cư ở Việt Nam khi nhập cảnh mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan.
– Cá nhân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài khi xuất cảnh được mang theo vàng (vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ) theo quy định sau:
+ Tổng khối lượng vàng từ 300g (ba trăm gam) trở lên đến dưới 01kg (Một kilôgam) phải khai báo với cơ quan Hải quan;
+ Tổng khối lượng vàng từ 01kg (Một kilôgam) trở lên phải có Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cá nhân đó cư trú cấp, đồng thời phải khai báo với cơ quan Hải quan”.
Như vậy, có qui định chặt chẽ về mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài với hạn mức, trình tự thủ tục, giấy phép chặt chẽ hơn.
Các cá nhân trên phải thực hiện nghĩa vụ này nhằm tránh tình trạng tích lũy ngoại tệ quá lớn khi di chuyển vào hoặc ra khỏi Việt Nam, làm cho thị trường ngoại hối trong nước mất cân bằng. Mặt khác, quy định này cũng nhằm mục đích giúp Nhà nước phần nào kiểm soát được lượng ngoại tệ của NCT là cá nhân.