Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa

Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa.

Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa. 


1. Cơ sở pháp lý:

– Luật giao thông đường thủy nội địa 2004.

2. LVN Group tư vấn:

Luật giao thông đường thủy nội địa 2004 ngày 15 tháng 6 năm 2004 quy định về hoạt động giao thông đường thủy nội địa; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đối với kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông, vận tải đường thuỷ nội địa.

Kinh doanh vận tải hàng hóa đường thủy nội địa là hoạt động của đơn vị kinh doanh sử dụng phương tiện thủy nội địa để vận tải hàng hóa có thu cước phí vận tải. Tại Điều 87 Luật giao thông đường thủy nội địa 2004 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hoá như sau:

Thứ nhất: Người kinh doanh vận tải hàng hoá có quyền:

– Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp các thông tin cần thiết về hàng hoá để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của các thông tin đó;

– Yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do vi phạm thoả thuận trong hợp đồng;

– Từ chối vận tải nếu người thuê vận tải không giao hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng;

– Yêu cầu giám định hàng hoá khi cần thiết;

– Lưu giữ hàng hoá trong trường hợp người thuê vận tải không thanh toán đủ cước phí vận tải và chi phí phát sinh theo thoả thuận trong hợp đồng.

Thứ hai: Người kinh doanh vận tải hàng hoá có nghĩa vụ:

– Cung cấp phương tiện đúng loại, đúng địa điểm; bảo quản hàng hoá trong quá trình vận tải và giao hàng hoá cho người nhận hàng theo thoả thuận trong hợp đồng;

– Thông báo cho người thuê vận tải biết thời gian phương tiện đến cảng, bến và thời gian phương tiện đã làm xong thủ tục vào cảng, bến. Thời điểm thông báo do các bên thoả thuận trong hợp đồng;

– Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hoá trên phương tiện;

Quyen-va-nghia-vu-cua-nguoi-kinh-doanh-van-tai-hang-hoa-tren-duong-thuy-noi-diaQuyen-va-nghia-vu-cua-nguoi-kinh-doanh-van-tai-hang-hoa-tren-duong-thuy-noi-dia

>>> LVN Group tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.0191

– Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần hàng hoá xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật giao thông đường thủy nội địa 2004.

Khoản 1 Điều 94 Luật giao thông đường thủy nội địa 2004 có quy định: Người kinh doanh vận tải được miễn bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi trong các trường hợp sau đây:

+ Do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi hoặc hao hụt ở mức cho phép;

+ Do việc bắt giữ hoặc cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với phương tiện, hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi;

+ Do nguyên nhân bất khả kháng;

+ Do lỗi của người thuê vận tải, người nhận hàng hoặc người áp tải hàng hoá.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com