Quy định kỉ luật giáo viên sinh con thứ ba. Sinh con thứ ba viên chức có bị buộc thôi việc?
Quy định kỉ luật giáo viên sinh con thứ ba. Sinh con thứ ba viên chức có bị buộc thôi việc?
Tóm tắt câu hỏi:
Khi nghiên cứu Pháp lệnh dân số sửa đổi, bổ sung năm 2008 tôi được biết: mỗi cặp vợ chồng được quyết định số con. Vậy Giáo viên THCS sinh con thứ 3 bị xử lí kỉ luật như thế nào? Có bắt buộc phải chuyển công tác khác hoặc buộc thôi việc không? ?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Pháp lệnh dân số sửa đổi, bổ sung năm 2008
– Nghị định 176/2013/NĐ-CP
2. Giải quyết vấn đề:
Trước đây, khi thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình nhà nước có chủ trương cấm sinh con thứ 3 đối với công nhân viên chức. Nếu sinh con thứ 3 thì sẽ chịu xử phạt hành chính phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, hay bị khiển trách kỷ luật của cơ quan nơi người đó đang đảm nhiệm chức vụ, đang công tác.
Theo Điều 1, Pháp lệnh dân số sửa đổi, bổ sung năm 2008 sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số 2003 quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản như sau:
“1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;
2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;
3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản”.
Theo quy định trên thì mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Do đó khi cá nhân nào có hành vi vi phạm chính sách này thì tùy từng trường hợp sẽ có chế tài xử lý riêng.Tuy nhiên, khi Nghị định 176/2013/NĐ-CP có hiệu lực kể từ 31/12/2013 ra đời, thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP (đã hết hiệu lực thi hành) về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em đã không đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba” nữa.
Đây là một chính sách mở để đối phó với tình trạng già đi của dân số của Việt Nam trong tương lai. Do đó, những quy định xử lý việc sinh con thứ 3 cũng sẽ phải thay đổi đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.
>>> LVN Group tư vấn kỷ luật viên chức sinh con thứ ba: 1900.0191
Điều này có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức, viên chức. Pháp luật hiện hành để mở chế độ sinh con thứ ba, nên cơ quan nơi người sinh con thứ ba không được viện cớ để xử lý đối với nhân viên cơ quan mình sinh con thứ 3.
Do pháp luật chưa có quy định cụ thể để xử lý viên chức vi phạm chính sách dân số nên hiện nay một số bộ, ngành đã ban hành quyết định; Hội đồng nhân dân ở một số tỉnh đã ban hành Nghị quyết về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, trong đó có hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm sinh con thứ ba trở lên. Vì vậy để biết được trong trường hợp này việc sinh con thứ ba của vợ chồng bạn có bị xử lý kỷ luật viên chức hay không, hình thức kỷ luật áp dụng là gì thì bạn cần tham khảo trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị mà hai vợ chồng bạn đang làm việc. Ví dụ : Theo Điều 5 Quyết định số 1531/QĐ-BTC ngày 28/6/2013 của Bộ Tài chính quy định về việc ban hành quy chế xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ Tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình: “Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: áp dụng đối với các công chức, viên chức sinh con thứ 3…”.
Như vậy, nếu việc sinh con thứ ba của bạn vi phạm quy định của Pháp lệnh dân số sửa đổi, bổ sung năm 2008 thì hình thức xử phạt cụ thể sẽ được thực hiện theo quy định của bộ, ngành hoặc của Hội đồng nhân dân, của đơn vị nơi bạn đang công tác.
Tuy nhiên, theo những quy định trên thì ta thấy thông thường khi viên chức sinh con thứ ba thì mức độ xử lí kỉ luật viên chức không quá nặng mà chỉ dừng lại ở mức độ khiển trách theo quy định tại Điều 56, Luật viên chức 2010 như sau:
“1. Viên chức bị khiển trách thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 03 tháng; bị cảnh cáo thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 06 tháng. Trường hợp viên chức bị cách chức thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 12 tháng, đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập bố trí vị trí việc làm khác phù hợp.
2. Viên chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
3. Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.
4. Viên chức quản lý đã bị kỷ luật cách chức do tham nhũng hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí quản lý.
5. Viên chức bị cấm hành nghề hoặc bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp trong một thời hạn nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nếu không bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì đơn vị sự nghiệp công lập phải bố trí viên chức vào vị trí việc làm khác không liên quan đến hoạt động nghề nghiệp bị cấm hoặc bị hạn chế.
6. Viên chức bị xử lý kỷ luật, bị tạm đình chỉ công tác hoặc phải bồi thường, hoàn trả theo quyết định của đơn vị sự nghiệp công lập nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại, khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết theo trình tự do pháp luật quy định”.