Sở hữu đất đai thời kỳ phong kiến

Sự tồn tại hai hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân về ruộng đất đã vẽ nên hai nét tạo hình cơ bản về sở hữu đất đai trong suốt chiều dài lịch sử của chế độ phong kiến Việt Nam.

Do những điều kiện lịch sử – xã hội đặc thù, ruộng đất trong các triều đại phong kiến ở nước ta vừa thuộc sở hữu nhà nước vừa thuộc sở hữu tư nhân. Trong cuốn Một số vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay của hai tác giả PGS.TS Nguyễn Văn Thạo và TS Nguyễn Hữu Đạt trang 75 có viết “Trong các triều đại phong kiến ở nước ta vừa có sở hữu đất đai của nhà nước như quân điền, qua điền mà nhà vua là người đại diện (nhưng vua không phải là chúa đất lớn nhất như ở phương tây), vừa có sở hữu công xã về đất đai, vừa có sở hữu ruộng đất tư nhân.”

 

Quá trình phát triển của xã hội Việt Nam luôn song hành với những biến động về sở hữu đất đai. Tuy nhiên việc tồn tại hai hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân về ruộng đất đã vẽ nên hai nét tạo hình cơ bản về sở hữu đất đai trong suốt chiều dài lịch sử của chế độ phong kiến Việt Nam.
Hai hình thức sở hữu trên được thể hiện rất rõ nét qua các triều đại lịch sử.
1.    Quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, việc xác lập quyền sở hữu tối cao của nhà nước về đất đai xuất hiện từ rất sớm ở nước ta. Điều này được lý giải bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất,về chính trị , việc xác lập quyền sở hữu tối cao của nhà nước (mà đại diện là nhà vua) đối với đất đai nhằm khẳng định chủ quyền, sự độc lập,toàn vẹn lãnh thổ của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với các nước láng giềng. Mặt khác, nhà nước phong kiến Việt Nam mang đầy đủ đặc trưng của một nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền nên việc nắm giữ đất đai-tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội trong tay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền phong kiến từ trung ương tới địa phương.
Thứ hai, về kinh tế, nghề trồng lúa nước xuất hiện ở nước ta từ rất sớm và đóng vai trò là một ngành sản xuất chủ yếu. Tuy nhiên, năng suất lao động, hiệu quả kinh tế của phương thức canh tác lại phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Để khắc phục sự tàn phá của thiên nhiên đối với sản xuất nông nghiệp như thiên tai, dịch bệnh thì việc xây dựng, tu bổ hệ thống thủy lợi, đê điều đóng vai trò vô cùng quan trọng. Với chức năng quản lý xã hội các nhà nước phong kiến sẽ tổ chức các cuộc khai hoang cẩn hóa các vùng đất mới, đắp đê xây dựng các hệ thống thủy lợi. Với ý nghĩa đó, mỗi mảnh đất mà người nông dân canh tác đều hàm chứa sức đầu tư của nhà nước.
Quyền sở hữu tối cao của nhà nước về đất đai xuất hiện từ thời nhà Lý (thế kỷ XI) và được củng cố vững chắc và hoàn chỉnh nhất vào thời Hậu Lê (thế kỷ XV) và được tiếp tục duy trì trong các thế kỷ sau đó. Quá trình xác lập quyền sở hữu tối cao của nhà nước về đất đai được đánh dấu bằng các sự kiện sau:
–    Nhà Lý sau khi giành được ngôi báu và củng cố vững chắc quyền lực thống trị của mình đã cho tiến hành đo đạc lại ruộng đất trong cả nước nhằm xác lập chủ quyền của nhà nước đối với toàn bộ đất đai trong cả nước; trong quá trình xác lập quyền sở hữu này được tiếp tục thực hiện dưới các triều vua nhà Trần bằng việc nhà vua lập ra một số chức quan mới chuyên lo việc điền địa, trông coi đê điều như Hà đê sứ, Đồn điền sứ.
–    Nhà Lê, sau kháng chiến chống quân Minh giành độc lập thắng lợi năm 1428, vua Lê cho tiến hành thống kê ruộng đất trong cả nước. Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 296 có viết “Ruộng đất của các quan ty ngạch cũ, của các thế gia triều trước, của những người dân tuyệt tự, cũng là ruộng đất và sản vật từng mùa của ngụy quan, của lính trốn hạn đến tháng tư năm sau thì phải nộp lên.” Cùng với việc thống kê nắm bắt tình hình ruộng đất, năm 1429 nhà Lê đã tiến hành thu hồi ruộng đất của bọn quan lại nhà Minh, của ngụy quan chiếm đoạt, số ruộng đất của nhân dân bị bỏ hoang, của lính trốn sung vào đất công. Đồng thời, nhà nước cũng quản lý chặt chẽ ruộng đất công qua việc nhà vua ra lệnh cho các phủ làm sổ ruộng đất, sổ hộ.
Trên cơ sở đó nhà nước phong kiến xác lập quyền sở hữu bằng các chính sách và biện pháp cụ thể như thi hành chính sách lộc điền, quân điện. Chính sách lộc điện thực chất là việc nhà vua với tư cách là người đại diện tối cao của nhà nược phong kiến trung ương, thực hiện quyền sở hữu tối cao ban cấp ruộng đất cho tầng lớp quan lại cao cấp và những người thân thuộc trong hoàng tộc. Lộc điền là một trong những bổng lộc của quan lại trong thời kỳ này. Người được cấp bổng lộc là những người cao cấp nhất trong tầng lớp thống trị. Ruộng đất theo chế độ lộc điền được chia làm hai loại: Loại ruộng đất thế nghiệp và loại cấp tạm thời cho hưởng dụng với nghĩa sau 3 năm khi người được cấp chết thì con cháu của người đó phải trả lại ruộng đất lộc điền cho nhà nước, không được ẩn lậu. Còn ruộng đất thế nghiệp thì người được cấp sau khi chết được truyền lại cho con cháu đời sau hưởng lộc.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp nhà nước phong kiến đại diện là nhà vua vẫn bảo lưu quyền sở hữu tối cao đối với số ruộng đất được cấp theo chế độ lộc điền, theo đó nhà nước có thể thu hồi số ruộng đất đã cấp theo chế độ lộc điền trong một số trường hợp.
Hơn nữa để thực hiện quyền sở hữu của mình đối với ruộng đất, nhà nước còn đặt ra chế độ tô thuế cho từng loại ruộng đất, quy định cụ thể quyền sở hữu của mình trên ruộng đất công.  Bộ Luật Hồng Đức có những quy định cấm dân không được bán ruộng đất của công cấp cho hay ruộng đất khẩu phần (quy định tại điều 342), trừng phạt những người chiếm ruộng đất công quá số hạn định (Điều 343)…
Để củng cố vững chắc quyền lực vào tay mình, vua Lê đã can thiệp mạnh mẽ vào quyền sở hữu ruộng đất của làng, xã thông quan phép quân điền (các triều đình Lý và Trần trước đây chưa hoặc ít thực hiện được). Phép quân điền được ban hành chính thức thành quy chế vào đời Hồng Đức (1470-1497), theo đó nhà Lê phân chia lại ruộng đất công cho dân các làng xã với thời hạn chia ruộng đất là 6 năm 1 lần. Như vậy, với những chính sách chặt chẽ và tương đối triệt để của nhà Lê về ruộng đất dẫn đến kết quả quyền sở hữu ruộng đất của làng xã bị can thiệp sâu sắc. Trước đây công xã là người quản lý và tổ chức phân phối ruộng đất cho các nông dân thì khi đó đã trở thành người quản lý đất đai và giúp nhà nước phân chia ruộng, thu thuế theo quy định. Quyền tự trị của làng xã về ruộng đất dần bị hủy bỏ.

so-huu-dat-dai-thoi-ky-phong-kien%282%29so-huu-dat-dai-thoi-ky-phong-kien%282%29

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.0191    

Đến cuối thế kỷ XVIII cuối thời nhà Lê do sự suy yếu của chính quyền phong kiến trung ương đã dẫn đến việc làm suy yếu quyền sở hữu của nhà nước về ruộng đất. Tình trạng mua bán, chiếm đoạt công điền diễn ra khá phổ biến.
Như vậy quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai được hình thành từ rất sớm ở nước ta xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đấu tranh giành và giữ nền độc lập tự chủ bên cạnh những đòi hỏi để phát triển nền kinh tế nông nghiệp lúa nước.
2.    Quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai
Mặc dù chế độ ruộng đất công  được nhà nước bảo hộ và phát triển mạnh mẽ nhất trong thời kỳ Lê Sơ song bên cạnh hình thức sở hữu này còn có thêm một hình thức sở hữu khác đó là sở hữu tư nhân đối với ruộng đất.
Hình thức này xuất hiện ở nước ta vào thời Lý-Trần. Đến thời Lê sơ, với những chính sách ban cấp ruộng đất cho công thần, quan lại, quý tộc có quy mô lớn, số lượng ban cấp nhiều, nhà nước lại cho phép họ có quyền định đoạt (quyền mua bán, chuyển nhượng, dùng làm tài sản thừa kế) trừ khi phạm tội, nên sở hữu tư nhân trở thành một hình thức sở hữu phổ biến.
Sở hữu tư nhân về ruộng đất bao gồm:
1. Sở hữu lớn của quan lại, quý tộc được nhà nước ban cấp ruộng đất.
2. Sở hữu nhỏ của những người nông dân do có sức lao động, có quyền mua ruộng đất và tích lũy đất đai.
Do sự phát triển của sở hữu tư nhân ngày càng lớn mạnh, nhà nước không chỉ thừa nhận mà còn có các chính sách bảo vệ quyền sở hữu đất đai của giai cấp địa chủ, phong kiến rất chặt chẽ. Các hành vi xâm chiếm hoặc bán trộm đất đai sẽ bị trừng trị rất nặng. Ví dụ trong Luật Hồng Đức có rất nhiều điều khoản quy định về điều này như điều 357 có viết “Nếu xâm chiếm bờ cõi ruộng đất, nhổ bỏ mốc giới của người khác hay tự mình lập ra mốc giới thì xử biếm 2 tư”; điều 358 có ghi rõ “nếu chặt tre, gỗ trong vườn mộ địa của người khác cũng phải tội như thế và phải bồi thường thì xử biếm 1 tư và nộp tiền tạ lỗi 10 quan lấn chiếm mộ người khác cũng phải tội như thế và phải bồi thường cho chỗ lấn chiếm; nếu là mộ nhà quyền quý thì phải tăng thêm tội.”
Bên cạnh đó pháp luật cũng bảo vệ quyền sở hữu đất đai hợp pháp của tư nhân và trừng phạt các hành vi xâm phạm. Ví dụ: Bán trộm ruộng đất của người khác thì xử tội biếm, bán từ 10 mẫn trở lên thì xử tội đồ, trả tiền cho người mua và trả thêm một lần tiền nữa để trả cho người người có ruộng đất và người người mua mỗi người một phần, ruộng đất phải trả lại cho người chủ có (điều 382 Luật Hồng Đức)…
Bước sang thế kỷ XVI, ruộng đất tư phát triển hơn thời kỳ trước đó. Chế độ chiếm hữu lớn tư nhân về ruộng đất là một trong những tiền đề dẫn đến việc chấm dứt thời kỳ thống trị của nhà Lê sơ và sự thống nhất của cả nước dưới một chính quyền chung.
Các cuộc chiến tranh liên miên nổ ra từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Nó tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế nông nghiệp mặt khác lại tạo điều kiện cho địa chủ phong kiến xâm chiếm ruộng đất công và ruộng đất của nông dân.Thế kỷ XVIII hai tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn nổ ra sự phân chia đất đai và tranh giành quyền lực thống trị. Theo đó, nước ta chia tách thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. Sự tranh giành quyền lực này đã tác động mạnh mẽ đến chính sách đất đai nói chung và chế độ sở hữu tư nhân vầ ruộng đất nói riêng vào thế kỷ XVIII.
–    Về ruộng đất tư đàng ngoài: nhà nước hủy bỏ lệ miễn thuế cho ruộng tư vốn được thực hiện suốt từ thế kỷ XV cho đến lúc đó. Kết quả là nhà nước đánh thuế với cả ruộng tư và ruộng công nhưng ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên để bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp quan lại đóng vai trò chủ chốt trong giai cấp phong kiến, năm 1724 chủa Trịnh đã ban cấp ruộng đất huệ dưỡng, ruộng sứ thần và các chế độ bổng lộc khác cho quan lại đã ban lệ miễn thuế ruộng tư cho quan lại. Chính sách này đã khuyến khích quan lại mua, tậu ruộng tư vì vậy đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất.
–    Về ruộng đất tư ở đàng Trong: nhằm mở mang bờ cõi lãnh thổ và tăng cường nguồn nhân lực của cải cho củng cố tiềm lực chính trị, quân sự và kinh tế phục vụ trực tiếp cho cuộc tranh giành quyền lực mà chúa Nguyễn đã ban hành hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp. Một trong những chính sách đó là chính sách khuyến khích, động viên mọi người tích cực khai hoang. Chúa miễn thuế sử dụng đất trong ba năm đầu và coi ruộng đất thuộc quyền sở hữu của người bỏ công sức và vốn liếng để khai phá. Kết quả là vùng cực nam nước ta xuất hiện hàng loạt các trang trại tư nhân lớn. Chính sách khẩn hoang của Chúa Nguyễn đã tạo điều kiện cho sở hữu tư nhân về ruộng đất phát triển và tồn tại dai dẳng, vững chắc ở miền nam.

Trong lịch sử Việt Nam, nhà nước giữ quyền sở hữu tối cao đối với đất đai của cả nước. Sở hữu tư nhân trong thời kỳ phong kiến bị hạn chế và luôn bị sự chi phối lớn quyền sở hữu tối cao của nhà nước.
Quá trình hình thành chế độ sở hữu đất đai trong lịch sử phong kiến của nước ta là nền tảng để kế thừa và phát huy tập quán chiếm hữu đất đai của ông cha ta trong những giai đoạn sau.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:

– Thời điểm xác lập quyền sở hữu đất đai

– Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân

– Đối mới quan hệ sở hữu đất đai trong điều kiện kinh tế

——————————————————-

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:

– Dịch vụ khiếu nại tranh chấp tư vấn đất đai

– Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com