Quyền sở hữu tư nhân là một phạm trù pháp lý được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
1. Khái niệm sở hữu tư nhân?
Điều 211 “Bộ luật dân sự 2015” đưa ra khái niệm về sở hữu tư nhân như sau:
“ Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình”.
Quyền sở hữu tư nhân là một phạm trù pháp lý được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt những tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân hoặc là những quyền dân sự cụ thể của cá nhân với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của mình thông qua các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.
2. Chủ thể của sở hữu tư nhân.
Theo quy định của điều 211 BLDS thì chủ thể của sở hữu cá nhân chính là từng cá nhân. Nếu một tài sản hoặc một tập hợp tài sản thuộc quyền sở hữu của hai hay nhiều người thì chủ sở hữu là từng người trong số họ; họ được gọi là những đồng chủ sở hữu.
3. Tài sản của sở hữu tư nhân.
Tài sản thuộc sở hữu tư nhân được quy định điều 212 “Bộ luật dân sự 2015” bao gồm:
“- Thu nhập hợp pháp;
– Của cải để dành;
– Nhà ở;
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
– Tư liệu sinh hoạt;
– Tư liệu sản xuất;
– Vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân là tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân;”
Tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng và giá trị
4. Nội dung của sở hữu tư nhân.
Nội dung của sở hữu tư nhân (bao gồm cả 3 phương diện: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) được quy định tại điều 210 BLDS như sau:
“ Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể.
1. Cá nhân có quyền chiếm hữu sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”