So sánh thẩm định chính sách và thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

So sánh thẩm định chính sách và thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề nào?

So sánh thẩm định chính sách và thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.  Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề nào?


Điểm giống nhau:

– Cả hai giai đoạn này đều do Bộ Tư pháp chủ trì, tiến hành là chủ yếu

– Nội dung hai giai đoạn đều bao gồm: Tính hợp hiến, hợp pháp; Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; Sự tương thích của chính sách, dự thảo với Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Điểm khác nhau:

Sự khác biệt giữa thẩm định chính sách và thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, về chủ thể tiến hành:

+ Thẩm định chính sách: do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao, đây là một điểm mới của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 39:1. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trước khi trình Chính phủ trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh”. Sự thay đổi này xuất phát từ nội dung thẩm định đề cập vấn đề liên quan đến các bộ này. Còn ở địa phương là do Sở Tư pháp phối hợp với Sở Nội vụ và sở Tài chính tiến hành.

+ Thẩm định dự thảo: ở trung ương là do Bộ Tư pháp tiến hành, ở địa phương là do Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp tiến hành. Điều này được quy định tại Khoản 1 Điều 58: “1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Chính phủ.

Đối với dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học”.

Thứ hai,về đối tượng:

+ Thẩm định chính sách có đối tượng là đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình.

+ Thẩm định dự thảo có đối tượng là dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình.

Thứ ba,về nội dung:

+ Thẩm định chính sách: Khoản 3 Điều 39 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

“3. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề sau đây:

a) Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh;

b) Sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;

c) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật và tính khả thi, tính dự báo của nội dung chính sách, các giải pháp và điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;

d) Tính tương thích của nội dung chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

đ) Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;

e) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh”

Như vậy, thẩm định chính sách có các nội dung riêng biệt mà thẩm định dự thảo không có, đó là: sự cần thiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phạm vi đối tượng điều chỉnh, tính khả thi, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng. Sự khác biệt này xuất phát từ đối tượng của hoạt động thẩm định chính sách, nhằm đảm bảo tiết kiệm tối đa cho ngân sách nhà nước.

so-sanh-tham-dinh-chinh-sanh-va-tham-dinh-du-thao-van-ban-quy-pham-phap-luat.so-sanh-tham-dinh-chinh-sanh-va-tham-dinh-du-thao-van-ban-quy-pham-phap-luat.

>>> LVN Group tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.0191

+ Thẩm định dự thảo: nội dung của hoạt động này được quy định tại Khoản 3 Điều 58 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015:

“3. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề sau đây:

a) Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được thông qua;

b) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản, nếutrong dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính;

d) Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản quy phạm pháp luật;

đ) Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;

e) Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản”

Điểm riêng biệt của thẩm định dự thảo bao gồm: sự phù hợp giữa nội dung dự thảo với chính sách đã được thông qua, điều kiện đảm bảo nguồn nhân lực và tài chính, ngôn ngữ kỹ thuật trình bày. Sự khác biệt xuất phát từ kết quả mà hoạt động này đem lại: đó là một dự thảo văn bản pháp luật, do đó cần quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ, kỹ thuật trình bày.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com