Sử dụng nhãn hiệu hàng hóa nước ngoài để kinh doanh

Em muốn sử dụng hình ảnh của các công ty ở Mỹ để quảng bá cho sản phẩm của mình thì như thế có phải là vi phạm bản quyền không ạ?

su-dung-nhan-hieu-hang-hoa-nuoc-ngoai-de-kinh-doanhsu-dung-nhan-hieu-hang-hoa-nuoc-ngoai-de-kinh-doanhTóm tắt câu hỏi:

Em hiện tại bắt đầu kinh doanh với sản phẩm hiện đã có nhiều trên thế giới rồi. Em muốn sử dụng hình ảnh của các công ty ở Mỹ để quảng bá cho sản phẩm của mình thì như thế có phải là vi phạm bản quyền không ạ? Họ không phải là người bán hàng của em. Chỉ là có cùng 1 loại sản phẩm giống nhau thôi ạ. Có luật nào quy định về điều này ko anh chị? Và nếu vi phạm em sẽ bị phạt như thế nào ạ? Cảm ơn anh/ chị rất nhiều!

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty  LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 

Về nguyên tắc, một nhãn hiệu hàng hóa chỉ được bảo hộ khi chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu nhãn hiệu sản phẩm được đăng ký bảo hộ ở quốc gia nào thì cũng chỉ có hiệu lực bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó, trừ khi quốc gia tham gia các Công ước quốc tế. Trong trường hợp này, cần phải xác định nhãn hiệu hàng hóa của sản phẩm trên đã được công ty của Mỹ đăng ký bảo hộ hay chưa. Chúng tôi đặt ra hai giải thiết sau:

– Thứ nhất, nếu nhãn hiệu sản phẩm chưa được đăng ký bảo hộ tại Mỹ hoặc tại bất cứ quốc gia nào khác, bạn đương nhiên có quyền sử dụng mà không phải xin phép và cũng như không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào.

– Thứ hai, nếu nhãn hiệu hàng hóa trên đã được công ty của Mỹ đăng ký bảo hộ và được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp, cần phải xem xét việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Mỹ có đồng thời được bảo hộ ở Việt Nam hay không. Trước đây, nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ ở Mỹ chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ nước Mỹ. Tuy nhiên, khi Việt Nam gia nhập Công ước Pari ngày 8/3/1949, Việt Nam chính thức chịu sự điều chỉnh của Công ước này. Công ước Pari có khoảng 170 nước thành viên, cả Việt Nam và Hoa Kỳ (Mỹ) đều là thành viên của công ước này.

su-dung-nhan-hieu-hang-hoa-nuoc-ngoai-de-kinh-doanhsu-dung-nhan-hieu-hang-hoa-nuoc-ngoai-de-kinh-doanh

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Công ước Paris quy định rằng đối với việc bảo hộ sở hữu công nghiệp, mỗi nước thành viên phải dành cho công dân của các nước thành viên khác sự bảo hộ tương tự như sự bảo hộ dành cho công dân của mình. Công ước Paris không quy định các điều kiện nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu mà dành việc này cho luật quốc gia của các nước thành viên.  Một khi nhãn hiệu được đăng ký tại một nước thành viên, đăng ký đó sẽ độc lập với đăng ký có thể có tại bất cứ nước thành viên nào khác, kể cả nước xuất xứ. Do đó, nếu đăng ký nhãn hiệu bị mất hiệu lực tại một nước thành viên thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu đó tại các nước thành viên khác.

Như vậy, nếu bạn tùy ý sử dụng nhãn hiệu hàng hóa các công ty của Mỹ cũng tương tự như việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, tổ chức được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam. Bạn có thể bị xử lý theo các biện pháp sau:

– Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

– Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.

Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

         – Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại điều 171 của Bộ luật Hình sự. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191 để được giải đáp.

                                                    Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thị Hương

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com