Tai nạn giao thông trên đường đi làm về được hưởng chế độ gì? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Tai nạn giao thông trên đường đi làm về được hưởng chế độ gì?

Tai nạn giao thông trên đường đi làm về được hưởng chế độ gì?

Tai nạn giao thông trên đường đi làm về được hưởng chế độ gì? Chế độ của người lao động khi bị tai nạn lao động.

Tai nạn giao thông trên đường đi làm về được hưởng chế độ gì? Chế độ của người lao động khi bị tai nạn lao động.


Tóm tắt câu hỏi:

Cho tôi hỏi, tôi có người hàng xóm đi làm về bị tai nạn giao thông chết nhưng công ty không khai báo cho cơ quan lao động biết, chỉ là tai nạn giao thông thôi thì thân nhân người chết có được hưởng chế độ gì không?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật bảo hiểm xã hội 2014;

– “Bộ luật lao động 2019”.

2. LVN Group tư vấn:

Theo Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đườnghợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo bạn trình bày, người hàng xóm bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về, nếu tuyến đường đi về đó là tuyến đường hợp lý và họ đi trong khoảng thời gian hợp lý thì đây được coi là tai nạn lao động.

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, thân nhân của người chết do tai nạn lao động sẽ được hưởng những chế độ sau:

– Trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 51 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

 Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

– Trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người đó chết theo quy định tại Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội.

– Trợ cấp tuất: 

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Thâm nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 67, thân nhân của người lao động được sẽ được hưởng chế độ trợ cấp hàng thàng bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung đối với: 

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

tai-nan-giao-thong-tren-duong-di-lam-ve-duoc-huong-che-do-gitai-nan-giao-thong-tren-duong-di-lam-ve-duoc-huong-che-do-gi

>>> LVN Group tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội qua tổng đài: 1900.0191

Tuy nhiên nếu thân nhân của người chết không có nhu cầu hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc không có thân nhân thuộc các trường hợp trên thì được hưởng trợ cấp tuất một lần. 

Trong trường hợp người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người hàng xóm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 145 “Bộ luật lao động 2019”:

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com