Thẩm quyền của trưởng công an xã?

Thẩm quyền của trưởng công an xã? Công an xã có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ như thế nào?

Thẩm quyền của trưởng công an xã? Công an xã có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ như thế nào?


Tóm tắt câu hỏi:

Chào LVN Group! LVN Group cho em hỏi: Em 19 tuổi chạy cúp 50 đường nông thôn em chạy tốc độ 40 có qua mặc một người mặc đồ thường đi một mình em không đội nón bảo hiểm thì người đó đuổi theo em buộc em dừng xe.người đó nói là trưởng công an xã và lấy xe em về xã kiu em đóng tiền phạt vậy cho em hỏi có quyền trưởng công an xã mặc đồ thường có quyền gì buộc em dừng xe và đóng tiền phạt hay không? Cảm ơn LVN Group! 

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

– Nghị định 46/2016/NĐ-CP

– Nghị định 208/2013/NĐ-CP

2. Giải quyết vấn đề:

Căn cứ khoản 3 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của trưởng công an xã như sau: 

“Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 nhưng không quá 2.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.”

Cụ thể, trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trưởng công an xã khoản 3 Điều 72 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quyền:

“a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều 4 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP.”

Đối với thẩm quyền dừng xe để xử phạt vi phạm hành chính thì theo Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA thì cảnh sát giao thông mới có quyền dừng xe để kiểm tra và xử phạt vi phạm.Còn công an khác thì chỉ thực hiện khi có sự phối hợp với cảnh sát giao thông theo Điều 8 Nghị định 27/2010/NĐ-CP:

“1. Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ cùng Cảnh sát giao thông đường bộ phải thực hiện đúng Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chịu sự kiểm tra, giám sát của Cảnh sát giao thông đường bộ, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì Cảnh sát giao thông đường bộ xử phạt vi phạm hành chính những hành vi vi phạm thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

2. Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.”

Ngoài ra, trưởng công an xã có quyền theo Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP:

“a) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;

c) Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.”

Như vậy, trưởng công an xã nếu có kế hoạch kiểm tra thì trưởng công an xã có quyền kiểm tra hành chính. 

Mặt khác, khi làm nhiệm vụ theo Điều 11 Nghị định 208/2013/NĐ-CP thì: 

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, đơn vị Công an, Quân đội, Kiểm lâm, Hải quan và các cơ quan, tổ chức, lực lượng thực thi công vụ khác có trách nhiệm tổ chức tuần tra, kiểm soát trên phạm vi lĩnh vực, tuyến, địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý. Khi tiến hành hoạt động tuần tra, kiểm soát, lực lượng thi hành công vụ phải sử dụng đúng trang phục, phương tiện được trang bị, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; tuân thủ trình tự, thủ tục, kế hoạch, quy trình công tác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tham-quyen-cua-truong-cong-an-xaTham-quyen-cua-truong-cong-an-xa

>>> LVN Group tư vấn thẩm quyền của trưởng công an xã: 1900.0191

Như thế, trưởng công an xã khi làm nhiệm vụ phải sử dụng đúng trang phục, phương tiện,trang thiết bị trừ trường hợp phải hóa trang để tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch. 

Do vậy, hành vi dừng xe và không mặc trang phục theo quy định của công an xã trên (không trong kế hoạch đã được phê duyệt) là sai. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com