Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong vấn đề quản lý di sản? Quản lý di sản, tuyên truyền hiện vật quy định như thế nào?
Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong vấn đề quản lý di sản? Quản lý di sản, tuyên truyền hiện vật quy định như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào LVN Group! Một hiện vật lịch sử hiện đang bị đưa ra khỏi danh mục hiện vật của bảo tàng vì chưa có sự thống nhận thức giữa các nhân chứng lịch sử vì tính chân thực của nó. Vậy Uỷ ban nhân dân tỉnh đó có văn bản yêu cầu không tuyên truyền về hiện vật đó. Xin hỏi LVN Group điều đó có đúng quy định của pháp luật không và theo điều luật cụ thể nào?Xin cảm ơn!
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật di sản văn hóa 2001
2. Giải quyết vấn đề:
Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các giá trị di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trong nhân dân.
Cơ quan quản lý nhà nước về di sản dưới các nội dung theo Điều 54 Luật di sản văn hóa 2001 như sau:
“1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hoá;
3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hoá;
4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hoá;
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá.”
Theo khoản 4 Điều 55 Luật di sản văn hóa 2001 thì Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hoá ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật vấn đề quản lý di sản: 1900.0191
Trong trường hợp này, hiện vật mà bạn nói chưa được công nhận chính thức là di sản văn hóa. Do đó, quá trình để công nhận di sản trên còn đang được xem xét. Việc Ủy ban nhân dân tỉnh ngăn không cho tuyên truyền về di sản trên với mục đích tránh sự tuyên truyền lệch lạc, tuyên truyền khi chưa được công nhận làm ảnh hưởng đến quốc gia là hợp lý.