Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự

Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự. Quy định của pháp luật về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho người khác.

Thông thường, trong một quan hệ nghĩa vụ, các bên là người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ dân sự và trực tiếp thực hiện quyền dân sự theo nội dung của quan hệ ấy trong suốt quá trình kể từ khi quan hệ nghĩa vụ được xác lập cho đến khi chấm dứt hoàn toàn. Tuy nhiên, để tiện lợi trong việc thi hành nghĩa vụ, các bên có thể thỏa thuận cho một người thứ ba thay thế một trong hai bên.

Người thứ ba này có thể là người kế tục pháp lí về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trước (họ sẽ là người thế quyền nếu thay thế người có quyền, là người thế nghĩa vụ nếu thay thế người có nghãi vụ). Mặt khác, người thứ ba có thể chỉ là người thực hiện nghĩa cụ thay cho người có nghĩa vụ hoặc thực hiện quyền yêu cầu thay cho người có quyền trên cơ sở sự ủy quyền của những người này.

Như vậy, sẽ có sự thay đổi về chủ thể của một quan hệ nghĩa vụ trong những trường hợp sau đây:

Chuyển giao quyền yêu cầu:

Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận giữa người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người đó. Người thứ ba gọi là người thế quyền trở thành người có quyền mới có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cho mình.

Như vậy, thực chất của việc chuyển giao quyền yêu cầu là người thứ ba thay thế người có quyền trước tham gia vào một quan hệ nghĩa vụ hoàn toàn với tư cách là một chủ thể. Người đã chuyển quyền yêu cầu chấm dứt quan hệ với người có nghĩa vụ. Do đó, người chuyển giao quyền yêu cầu hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ (trừ trường hợp có thỏa thuận khác). Nếu người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ dân sự thì người thế quyền với tư cách là người có quyền mới được phép thực hiện các quyền yêu cầu của mình theo quy định của pháp luật. Người chuyển quyền yêu cầu chỉ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp: quyền yêu cầu đó có đúng pháp luật không, thời hạn còn hay đã hết.

Việc chuyển quyền yêu cầu có thể thông qua hình thức viết hoặc miệng. Nếu pháp luật có quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu phải thể hiện bằng văn bản, có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các bên phải tuân theo hình thức và thủ tục đó.

Về nguyên tắc, việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ, vì trong các trường hợp người có nghĩa vụ đều phải thực hiện đúng nội dung công việc đã được xác định. Dĩ nhiên, người chuyển quyền phải báo cho người có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Luật quy định việc thông báo này phải được thực hiện bằng văn bản, vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng minh người có nghĩa vụ đã thực hiện đúng nghĩa vụ (nếu có tranh chấp về sau này).

Trong những trường hợp việc chuyển quyền gây ra sự bất lợi cho người có nghĩa vụ thì việc chuyển giao quyền yêu cầu cần phải có sự đồng ý của người có nghĩa vụ.

Nhằm bảo đảm hiệu lực của quyền yêu cầu và quyền lợi của người thế quyền, pháp luật quy định:

“Người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền” (Điều 311 Bộ luật dân sự 2005); “Trong trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp đó” (Điều 313  Bộ luật dân sự 2005).

Mặt khác, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người có nghĩa vụ và tránh những bất trắc có thể xảy ra trong thực tế, pháp luật cũng đã dự liệu các trường hợp mà trong đó, người có nghĩa vụ đươc quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ trước người thế quyền. Người có quyền không được chuyển giao quyền yêu cầu cho người khác trong những trường hợp sau đây:

– Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

– Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận không được chuyển giao quyền yêu cầu;

– Những trường hợp khác mà pháp luật có quy định không được chuyển giao quyền yêu cầu.

Chuyển giao nghĩa vụ

Chuyển giao nghĩa vụ là sự thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ với người khác trên cơ sở đồng ý của người có quyền nhằm chuyển nghĩa vụ cho người khác (gọi là người thế nghĩa vụ). Người thế nghĩa vụ trở thành người có nghĩa vụ mới phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người có quyền.

Như vậy, thực chất của việc chuyển giao nghĩa vụ là một thỏa thuận tay ba, theo đó người thứ bat hay thế người có nghĩa vụ cũ để trở thành chủ thể có nghĩa vụ mới của quan hệ nghĩa vụ trước đó. Người có nghĩa vụ cũ chấm dứt hoàn toàn quan hệ nghĩa vụ với người có quyền.

thay-doi-chu-the-trong-quan-he-nghia-vu-dan-suthay-doi-chu-the-trong-quan-he-nghia-vu-dan-su

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Do đó, kể từ thời điểm việc chuyển nghĩa vụ có hiệu lực, người có quyền chỉ được phép yêu cầu người thế nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ dân sự. Người đã chuyển nghĩa vụ hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của người thế nghĩa vụ.

Nếu chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ thì việc chuyển giao nghĩa vụ lại cần thiết phải có sự đồng ý của người có quyền. Ai sẽ là người thay thế việc thực hiện nghĩa vụ? Điều kiện? Khả năng? Ý thức của người đó như thế nào? Là những vấn đề mà người có quyền luôn luôn phải quan tâm, vì nó ảnh hưởng một cách trực tiếp đến việc hưởng quyền của họ.

Việc chuyển giao nghĩa vụ là căn cứ làm chấm dứt quan hệ nghĩa vụ giữa người có quyền với người có nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ bằng miệng hoặc bằng văn bản. Trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao nghĩa vụ phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng kí (Điều 316  Bộ luật dân sự 2005) thì các chủ thể phải tuân theo.

Nếu nghĩa vụ được chuyển giao là một nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm đó đương nhiên chấm dứt (nếu các bên không có thỏa thuận gì khác).

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com