Thỏa thuận thi hành án dân sự

Thỏa thuận thi hành án dân sự theo quy định của Luật thi hành án? Khi nào thì các bên có quyền thực hiện thỏa thuận thi hành án dân sự?

Thoả thuận là quyền dân sự của công dân trong giao lưu dân sự được pháp luật công nhận và bảo vệ. Khi giao kết dân sự, các bên thỏa thuận với nhau về việc xác lập, thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Họ thể hiện ý chí của mình trong giao lưu dân sự tự nguyên, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

Trong thi hành án dân sự, các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc thi hành án có ý nghĩa rất quan trọng. Không những các bên giữ mối quan hệ tình cảm với nhau, thông qua đó hiểu nhau hơn, tình cảm thân thiết, gắn bó với nhau, thông qua đó hiểu nhau hơn, tình cảm thân thiết hơn, gắn bó với nhau hơn,…Mà việc thi hành án được giải quyết nhanh gọn, rút ngắn thời gian, đỡ tốn kém về công sức tiền bạc để tổ chức thi hành án.

Pháp luật thi hành dân sự hiện hành đã quy định thỏa thuận trong thi hành án dân sự. Tuy nhiên, để việc thỏa thuận trong thi hành án dân sự được thực hiện thuận lợi, pháp luật phải quy định cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện.

Vấn đề thỏa thuận thi hành án được Điều 6 Luật thi hành án dân sự năm 2014 quy định rõ, cụ thể:

“+ Đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án, nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thỏa thuận của pháp luật công nhận.

Theo yêu cầu của Đương sự, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thỏa thuận về thi hành án.

+Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thì việc yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định”.

Vấn đề thỏa thuận thi hành án đã được hướng dẫn chi tiết tại Điều 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự:

+Trường hợp đương sự thỏa thuận trước khi yêu cầu thi hành án hoặc đã yêu cầu nhưng cơ quan thi hành án dân sự chưa ra quyết định thi hành án thì thỏa thuận đó phải lập thành văn bản nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia thỏa thuận. Đương sự có nghĩa vụ tự thực hiện đúng nội dung đã thỏa thuận.

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận mà thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn còn thì bên có quyền được yêu cầu thi hành án đối với phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định.

+Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án, đương sự vẫn có quyền tự thỏa thuận. Thỏa thuận phải thể hiện rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, thời hạn thực hiện thỏa thuận, hậu quả pháp lý đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia.

Trường hợp các bên không tự nguyện thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ nội dung quyết định thi hành án và kết quả đã thi hành theo thỏa thuận, đề nghị của đương sự để tổ chức thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự.

thoa-thuan-thi-hanh-an-dan-suthoa-thuan-thi-hanh-an-dan-su

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án mà đương sự thỏa thuận về việc không yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với nội dung thỏa thuận không yêu cầu thi hành theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án.

Trường hợp thỏa thuận nêu trên được thực hiện sau khi tài sản đã được bán hoặc giao cho người khác nhận để thi hành án thì phải được sự đồng ý của người mua được tài sản hoặc người nhận tài sản để thi hành án.

+ Khi đương sự có yêu cầu, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến và ký tên vào văn bản thỏa thuận trong trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 của Điều này. Trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án thì Chấp hành viên có quyền từ chối nhưng phải lập biên bản và nêu rõ lý do.

Người yêu cầu Chấp hành viên chứng kiến việc thỏa thuận ngoài trụ sở cơ quan thi hành án dân sự mà phát sinh chi phí thì phải thanh toán các chi phí hợp lý cho cơ quan thi hành án dân sự.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com