Thời gian công tác trong quân đội để cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Thời gian công tác trong quân đội để cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Thời gian công tác trong quân đội để cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Thời gian công tác trong quân đội trước năm 1995 có được cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội không? Cộng nối thời gian trong quân đội trước năm 1995.

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi sinh 4/1960. Từ 8/1978 tham gia bộ đội bảo vệ biên giới tại Lạng Sơn. 6/1982 xuất ngũ về địa phương. 1988 học Cao đẳng sư phạm đến 9/1991 ra trường. Từ đó đến nay dạy học. Xin hỏi:

– Thời gian tôi tham gia bộ đội có được tính thời gian tham gia bảo hiểm không? Nếu được tính như thế nào?

– Nếu tôi về hưu năm 2018 thì lương hưu tính như thế nào? Nghỉ năm 2020 hưu tính như thế nào? Tôi xin cảm ơn. 

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– Nghị định 115/2015/NĐ-CP;

– Luật bảo hiểm xã hội 2014.

2. Giải quyết vấn đề:

Thứ nhất: về việc cộng nối thời gian tham gia công tác trong quân đội

Căn cứ khoản 2 Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và cá nhân có sử dụng lao động mà không hưởng các chế độ trợ cấp theo quy định dưới đây thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội: 

+) Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg;

+) Điểm a Khoản 1 Điều 1 của Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg;

+) Quyết định số 93/2005/QĐ-TTg;

+) Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg;

+) Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg;

+) Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg;

+) Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì ban tham gia bộ đội năm 1978 và đến năm 1982 thì xuất ngũ, sau đó có chuyển sang làm các công việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà chưa được hưởng bất kỳ trợ cấp nào theo một trong những đối tượng nêu trên thì được cộng nối thời gian công các trong quân đội vào thời gian có tham gia bảo hiểm xã hội. 

 Bạn cần có giấy tờ chứng minh quá trình công tác và xác nhận bạn chưa hưởng bất kỳ trợ cấp nào từ thời điểm bạn xuất ngũ thì bạn sẽ được cộng nối thời gian công tác trong quân đội trước đó có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội. 

Bạn muốn được cộng nối thời gian bảo hiểm xã hội thì phải căn cứ vào hồ sơ, chứng từ gốc. Bạn phải chuẩn bị các giấy tờ có liên quan như quyết định xuất ngũ và lý lịch quân nhân hoặc có thể thay thế bằng xác nhận thời gian phục vụ trong quân đội của đơn vị cũ. Đồng thời phải kèm theo các giấy tờ có liên quan đến cơ sở chứng minh quá trình công tác trong quân đội như: giấy khen, giấy chứng nhận huân chương, huy chương, sổ sức khỏe, giấy gọi nhập ngũ, lý lịch đảng viên,…để cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét giải quyết. 

thoi-gian-cong-tac-trong-quan-doi-truoc-nam-1995-co-duoc-cong-noi-thoi-gian-dong-bao-hiem-xa-hoi-khong?thoi-gian-cong-tac-trong-quan-doi-truoc-nam-1995-co-duoc-cong-noi-thoi-gian-dong-bao-hiem-xa-hoi-khong?

>>> LVN Group tư vấn pháp luật về điều kiện nghỉ hưởng lương hưu: 1900.0191

Thứ hai: Về chế độ nghỉ hưu

Nếu bạn tham gia bảo hiểm từ năm 1978 đến năm 1982 tương đương khoảng 4 năm. Sau đó, bạn có đi học và 9/1991 ra trường, có đi làm, nếu quãng thời gian đó có tham gia bảo hiểm xã hội đến nay là năm 2017 tương đương khoảng 26 năm. Sau khi cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thì tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội là khoảng 30 năm. Mặt khác, bạn sinh 4/1960, tính đến nay là 57 tuổi, năm 2018 là 58 tuổi, năm 2020 là 60 tuổi. 

Nếu bạn là nữ giới thì bạn đáp ứng điều kiện về tuổi và số năm tham gia bảo hiểm xã hội để nghỉ hưởng lương hưu. 

Trường hợp bạn là nam giới: 

+ Nếu bạn làm việc trong điều kiện thông thường thì thời bạn phải đáp ứng điều kiện là từ đủ 60 tuổi mới đủ điều kiện nghỉ hưu, nếu bạn nghỉ hưu trước tuổi thì bạn phải đáp ứng điều kiện suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. 

+ Nếu có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì bạn đủ điều kiện nghỉ hưởng lương hưu mà không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu. 

*Mức hưởng lương hưu theo Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì mức lương hưu hàng tháng đối với lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm tương đương 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội; nghỉ hưu vào năm 2020 là 18 năm tương đương 45% mức bình quân tiền tháng đóng bảo hiểm xã hội và sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2%, mức tối đa là 75%, trường hợp nghỉ hưu trước tuổi thì mỗi năm nghỉ trước tuổi sẽ bị trừ 2% tỷ lệ hưởng lương hưu; đối với nữ giới, nghỉ hưu vào năm 2018 trở đi, mức hưởng lương hưu sẽ tính: 15 năm tương đương 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, mỗi năm sau đó sẽ tính thêm 2% mức hưởng lương hưu. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com