Thời gian hưởng phụ cấp thu hút tối đa tại vùng khó khăn là bao nhiêu năm? Điều kiện hưởng phụ cấp thu hút theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP.
Thời gian hưởng phụ cấp thu hút tối đa tại vùng khó khăn là bao nhiêu năm? Điều kiện hưởng phụ cấp thu hút theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên biên chế từ năm 2008 tại vùng thuận lợi. Năm 2012 tôi được luân chuyển đến vùng đặc biệt khó khăn cho đến nay và tôi đã hưởng chế độ thu hút đủ 5 năm. Hiện tại tôi vẫn đang công tác ở vùng khó khăn, vậy tôi có được tiếp tục hưởng chế độ thu hút nửa không? ?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định số 116/2010/NĐ-CP;
– Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC;
2. Giải quyết vấn đề:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn được luân chuyển đến vùng đặc biệt khó khăn từ năm 2012 đến nay và bạn đã hưởng chế độ thu hút đủ 5 năm. Hiện bạn vẫn đang công tác ở vùng khó khăn. Trong trường hợp này, bạn sẽ không tiếp tục được hưởng chế độ thu hút. Bởi:
Theo Điều 4 Nghị định 116/2010/NĐ-CP thì mức hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng được áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 116/2010/NĐ-CP gồm:
“1. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;
2. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kể cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này công tác ở các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này.
Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm người đang công tác và người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.”
>>> LVN Group tư vấn pháp luật về thời gian hưởng phụ cấp thu hút: 1900.0191
Theo như bạn trình bày, bạn chuyển công tác từ năm 2012 từ vùng thuận lợi đến vùng đặc biệt khó khăn thì bạn sẽ thuộc đối tượng hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định 116/2010/NĐ-CP. Và theo khoản 2, Điều 4 Nghị định 116/2010/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC thì thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Thời gian không được hưởng các loại phụ cấp thu hút gồm:
+ Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;
+ Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
+ Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
Như vậy, thời gian tối đa để hưởng phụ cấp thu hút là 5 năm. Ở đây, bạn đã hưởng chế độ thu hút đủ 5 năm nên bạn sẽ không tiếp tục được hưởng chế độ thu hút mặc dù bạn vẫn tiếp tục làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn tiếp tục làm việc ở vùng khó khăn thì bạn sẽ được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo Điều 5 Nghị định 116/2010/NĐ-CP. Cụ thể: Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 116/2010/NĐ-CP được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn như sau:
– Mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;
– Mức 0,7 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;
– Mức 1,0 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.
Như vậy, bạn làm tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn đủ 5 năm trở lên thì bạn sẽ được hưởng phụ cấp công tác là 0,5 lần mức lương tối thiểu chung.