Thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ

Thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ.

thu-ngan-sach-nha-nuoc-tu-cac-khoan-vay-nothu-ngan-sach-nha-nuoc-tu-cac-khoan-vay-noCăn cứ khoản 2 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, Khoản 2 Điều 4 Nghị định của Chính phủ số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước, Luật quản lý nợ công năm 2009 thì nguồn thu từ các khoản vay nợ ở Việt Nam gồm hai nguồn là khoản vay trong nước và vay nước ngoài.

Các khoản vay trong nước bao gồm:

  1. Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương.

      Chính phủ và chính quyền địa phương có quyền phát hành các công cụ vay nợ như tín phiếu, trái phiếu, công trái… để huy động vốn của các tổ chức và cá nhân  trong  nước  và  nước  ngoài.  Ngoài  các  quy  định  trong  Luật  quản  lý  nợ công; Nghị định số 01/2011/NĐ –CP quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương. Theo Nghị định 01/2011/NĐ-CP Chính phủ đã chính thức bỏ 03 loại: Trái phiếu  công  trình  Trung  ương;  Trái  phiếu  đầu  tư;  Trái  phiếu  ngoại  tệ  ra  khỏi danh sách các loại trái phiếu Chính phủ. Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo 4 phương thức là: đấu thầu; bảo lãnh phát hành; đại lý phát hành và bán lẻ trái phiếu. Cũng theo Nghị định thì chủ thể phát hành trái phiếu Chính phủ sẽ là Bộ Tài chính mà không phải là Chính phủ như quy định trước đây.

      Đối với phát hành trái phiếu Chính phủ: Phát hành trái phiếu nhằm mục đích đầu tư phát triển kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay trái phiếu ngắn hạn; Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ; Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật; Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

      Đối với phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: Phát hành trái phiếu nhằm mục đích đầu tư cho các chương trình, dự án được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm cả phương án tái cơ cấu nợ của các chương trình dự án; Chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, chế biến khoáng sản hoặc sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; Chương trình dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn được nhà nước khuyến khích đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội hoặc tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

      Đối với phát hành trái phiếu chính quyền địa phương: Phát hành trái phiếu nhằm mục đích đầu tư phát triển kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương. Việc phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương phải thỏa mãn 3 điệu kiện sau:

      Thứ nhất: Phát hành trái phiếu để đầu tư vào các dự phát phát triển kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xác định có khả năng hoàn vốn. Các dự án này phải hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan. Thứ hai: Có đề án phát hành trái phiếu đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua và Bộ Tài chính thẩm định chấp thuận bằng văn bản. Thứ ba:Tổng huy động số vốn tối đa bằng phát hành trái phiếu phải nằm trong hạn mức dư nợ từ nguồn vốn huy động hàng năm của ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Đối với các dự án được xác định là có khả năng hoàn vốn, tổng giá trị vốn vay, bao gồm cả việc phát hành trái phiếu để đầu tư vào một dự án không vượt quá 80% tổng mức đầu tư của dự án đó.

2. Vay từ Ngân hàng Nhà nước.

      Đây là hình thức vay mà Ngân hàng nhà nước tạm ứng cho ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong phạm vi ngân sách Nhà nước trung ương và ngân sách cấp tỉnh để thực hiên các nhiệm vụ đã được quy định như : xử lý thiếu hụt tạm thời, đáp ứng các nhu cầu chi đột xuất khi ngân sách nhà nước chưa tập trung kịp nguồn thu; để thực hiện các dự án, công trình… Khoản tạm ứng nay phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. (Điều 26 – Luật ngân hàng năm 2010).

3. Vay từ các tổ chức, cá nhân trong nước

      Vay từ các tổ chức, cá nhân khác là nguồn thu từ huy động các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. (điểm p khoản 1 Điều 32 Luật ngân sách nhà nước năm 2002).

Các khoản vay nước ngoài bao gồm:

  1. Phát hành trái phiếu quốc tế.

      Cùng với các kênh huy động vốn của các Ngân hàng Thương mại, trái phiếu chính phủ đã mở ra một kênh huy động vốn mới trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Trái phiếu được đảm bảo thanh toán bằng Ngân sách Quốc gia nó được coi là công cụ đầu tư an toàn, ít rủi ro nhất, ngày càng khẳng định ưu thế vượt trội trên thị trường tài chính, cơ chế phát hành, thanh toán không ngừng được cải tiến và hoàn thiện, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu giao dịch, trao đổi trên thị trường chứng khoán. Việc huy động vốn thông qua phát hành  trái phiếu quốc tế đã huy động được một khối lượng vốn lớn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, nguồn vốn trong nước này đã góp phần đáp ứng nhu cầu chi của Ngân sách. Để  phát hành  trái phiếu Chính  phủ  ra thị  trường quốc tế, ngoài việc  đáp ứng các điều kiện quy định trong Luật Quản lý nợ công còn phải có đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ phê duyệt. Giá trị phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế phải nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của Chính phủ hàng năm và phù hợp với chiến lược quản lý nợ công,  chương trình quản lý nợ trung hạn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

thu-ngan-sach-nha-nuoc-tu-cac-khoan-vay-no%281%29thu-ngan-sach-nha-nuoc-tu-cac-khoan-vay-no%281%29

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.0191    

2. Vay hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA).

      Vay từ hỗ trợ phát triển chính thức thức (vay ODA) là khoản vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, tổ chức tài trợ song phương, tổ chức liên quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có yếu tố không hoàn lại (thành tố ưu đãi) đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng  buộc 25% đối với khoản vay không ràng buộc.  (khoản  13  Điều 3 Luật quản lý nợ công 2009). Theo cách hiểu chung nhất, ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liệp hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, ADB, WB…) giành cho các nước nhận viện trợ. ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ các khoản viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán (theo định nghĩa của OECD, nếu ODA là khoản vay ưu đãi thì yếu tố cho không phải đạt 25% trở lên). Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần GNP từ bên ngoài vào một quốc gia, do vậy ODA được coi là một nguồn lực từ bên ngoài Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ nhiệm vụ được giao, trong thời gian qua các Bộ, cơ quan và các địa phương đã thực hiện được nhiều việc, góp phần cải thiện tình hình thực hiện ODA và giải ngân. Đó là: Chính phủ đã ban hành Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2006 thay thế Nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 về quản lý và sử dụng ODA. Như vậy, Chính phủ đã bốn lần ban hành các văn bản khung pháp lý cao nhất cho hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn quan trọng này. Các nghị định đã tạo ra khung pháp lý chặt chẽ và khá đồng bộ đối với công tác quản lý nhà nước về ODA. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 và Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 bổ sung, sửa đổi Nghị định 52/NĐ-CP ngày 8/7/1999 về quy  chế  quản  lý đầu  tư và xây dựng; Luật Đấu thầu 2005 và Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 19/9/2006 thay thế Nghị định 88/NĐ-CP quy định về thủ tục đấu thầu; Chính phủ đã ban hành Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 thay thế Nghị định 22/ NĐ-CP về đền bù, di dân, giải phóng mặt bằng có tính đến những sửa đổi của Luật Đất đai.

3. Vay thương mại.

      Vay thương mại là khoản vay theo điều kiện thị trường. Cho vay thương mại hầu như không kèm theo điều khoản ràng buộc gì nhiều ngoài cam kết trả nợ cho Chính phủ (Có thế chấp). Vay thương mại chủ yếu là do Chính phủ muốn kinh tế phát triển tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước đủ sức trụ vững không phá sản, tránh tình trạng công nhân bị thất nghiệp hàng loạt gây mất ổn định kinh tế, xã hội.

4. Vay ưu đãi.

      Đây là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi  chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA.

5. Vay của các cá nhân tổ chức nước ngoài thông qua hợp đồng tín dụng.

      ( Điểm 3 Điều 2 Nghị đinh 60/ 2003/ NĐ- CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước )

      Để đảm bảo quản lý bao quát, đầy đủ các khoản vay nợ từ nước ngoài quốc hội đã ban hành nghị định  Số : 134/2005/NĐ-CP về Ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài. Nghị định này đã quy định rõ mục tiêu, nội dung, nguyên tắc quản lý cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước về lĩnh vực vay và trả nợ nước ngoài. Tuy các quy định về thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ của Việt Nam còn nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật nhưng việc pháp luật quy định rõ ràng hợp lý từng khoản vay nợ ở Việt Nam góp phần tạo điều kiện thuận lợi, tạo khung pháp lý an toàn cho việc thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:

– Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước

– Cách thức xử lý bội chi ngân sách nhà nước

– Nguyên nhân của bội chi Ngân sách Nhà nước

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.0191  hoặc gửi thư về địa chỉ email: lienhe@luatlvn.vn.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com