Thủ tục công chứng di chúc

Thủ tục công chứng di chúc. Các trường hợp lập di chúc phải đi công chứng. Thẩm quyền và thủ tục tiến hành công chứng di chúc.

thu-tuc-cong-chung-di-chucthu-tuc-cong-chung-di-chucThủ tục công chứng di chúc. Các trường hợp lập di chúc phải đi công chứng. Thẩm quyền và thủ tục tiến hành công chứng di chúc.


Công ty Luật Dương gia xin cung cấp thủ tục công chứng di chúc như sau: 

1, Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng năm 2014;

– Bộ luật Dân sự năm 2005;

– Nghị định 29/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;

– Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BTC-BTP Hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng.

2, Điều kiện thực hiện:

– Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc; không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc. 

3, Hồ sơ thủ tục:

– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;

– Dự thảo di chúc (trường hợp soạn sẵn);

– Bản sao giấy tờ tuỳ thân;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường di chúc liên quan đến tài sản đó;

– Bản sao các giấy tờ khác liên quan đến di chúc mà pháp luật quy định.

4, Trình tự thực hiện

– Bước 1:  Người lập di chúc nộp hồ sơ cho tổ chức hành nghề công chứng.

Trường hợp di chúc do công chứng viên soản thảo theo đề nghị của người yêu cầu thì người yêu cầu phải nêu rõ nội dung, ý định việc lập di chúc.

– Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng:

+ Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào hồ sổ công chứng;

+ Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên từ chối công chứng di chúc đó hoặc theo đề nghị của người lập di chúc tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

– Bước 3:

Trường hợp di chúc đã được soản thảo sẵn: Công chứng viên kiểm tra văn bản dự thảo; nếu trong văn bản dự thảo có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

+ Trường hợp di chúc do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu:  Nếu việc lập di chúc là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội công chứng viên soạn thảo di chúc.

– Bước 4: Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo di chúc hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo di chúc thì ký vào từng trang của di chúc. Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của di chúc.

 Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trong trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đó biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc.

thu-tuc-cong-chung-di-chucthu-tuc-cong-chung-di-chuc

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

5, Thẩm quyền giải quyết:

– Tổ chức hành nghề công chứng.

6, Thời hạn giải quyết

– Thời hạn công chứng không quá 2 ngày làm việc; đối với di chúc yêu cầu công chứng phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

7, Lệ phí: 

– 40.000 đồng/trường hợp.

Tuy nhiên hiện nay, có các hình thức di chúc bằng văn bản được pháp luật dân sự công nhận: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng ( người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc ) , di chúc bằng văn bản có người làm chứng và di chúc có công chứng, chứng thực. Vì vậy, không phải di chúc nào cũng cần phải công chứng, chứng thực.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com