Thủ tục giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng

Thủ tục giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, hành chính, dân sự được pháp luật tố tụng quy định như thế nào?

Thủ tục giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, hành chính, dân sự được pháp luật tố tụng quy định như thế nào? 


Thủ tục giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng được Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định như sau:

1. Trong hoạt động tố tụng hình sự

Căn cứ tại Điều 34 – Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có quy định:

– Thời điểm nộp đơn yêu cầu:  Khi nhận được bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xác định thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có thì người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

– Thẩm quyền giải quyết:

+ Người bị thiệt hại do quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại Điều 30 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước  gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã ra quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố bị can;

+ Người bị thiệt hại do quyết định của Viện kiểm sát quy định tại Điều 31 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Viện kiểm sát đã ra quyết định đó;

+ Người bị thiệt hại do bản án, quyết định của Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Toà án đã ra bản án, quyết định đó.

2. Trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành

Căn cứ tại điều 35 – Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định như sau:

– Thời điểm nộp đơn yêu cầu: Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ có hành vi quy định tại Điều 28 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

-Thẩm quyền giải quyết:

+ Người bị thiệt hại do Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó;

+ Người bị thiệt hại do Toà án ra bản án, quyết định quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Toà án đã ra bản án, quyết định đó.

Thu-tuc-giai-quyet-boi-thuong-trong-hoat-dong-to-tung.jpgThu-tuc-giai-quyet-boi-thuong-trong-hoat-dong-to-tung.jpg

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

3. Thủ tục chung

– Nội dung đơn yêu cầu:

+ Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường thiệt hại;

+ Lý do yêu cầu bồi thường;

+ Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.

– Thụ lý đơn yêu cầu: Khi nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải kiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các giấy tờ kèm theo. Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu bồi thường thì cơ quan đã nhận hồ sơ phải thụ lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý đơn cho người bị thiệt hại

– Xác minh thiệt hại: Trong 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại để làm căn cứ xác định mức bồi thường. Trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài không quá 40 ngày.

– Thương lượng bồi thường: Trong 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tổ chức và chủ trì thương lượng với người bị thiệt hại về việc giải quyết bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.

– Quyết định giải quyết bồi thương: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định giải quyết bồi thường.

– Thời hiệu: Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra Toà án.

Như vậy, trình tự để giải quyết bồi thường trong tố tụng được pháp luật quy định rất cụ thể, để đảm bảo hoạt động bồi thường diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com