Thủ tục, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội khi con bị di tật

Thủ tục, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội khi con bị di tật. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.

Thủ tục, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội khi con bị di tật. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.


Tóm tắt câu hỏi:

kính gửi anh( chị) . Em có con gái sinh ngày 28.8.2011 cháu bị dị tật rubella bẩm sinh. Mổ tim bẩm sinh lúc 2 tháng tuổi, mắt bị đục thuỷ tinh một bên đã hút đục tại khoa mhi viện mắt trung ương nhưng chưa thay thuỷ tinh do chỉ định bsy. Tai cháu bị nghe kém đã đo thính lực tại trung tâm trợ thính cát tường, chỉ định đeo máy. Bị bại não thể gồng, hiện tại tròn 5 tuổi nhưng về giao tiếp cháu không có, chưa biết đi chỉ bò, chưa nói đc. Gia đình có làm thủ tục trợ cấp cho cháu tại phường hoàng liệt quận hoàng mai hn. Bên y tế phường hẹn cho cháu ra đánh giá mức độ, khi ra họ đưa ra một bản là chỉ troẹ cấp cho trẻ thuộc dạng cụt tay cụt chân, nằm một chỗ, mù. Diện như con em họ từ chối , bản thân em có một group các mẹ có con như mình trong cả nc, từ tp lớn đến huyện xã hầu như đều đã làm cho con đc. Nếu như theo thông tin bên phường hoàng liệt đưa ra e nghĩ chắc trên cả nc số trẻ đủ đk như thế đc hưởng trợ cấp chắc rất ít. Mong anh( chị) giải đáp giúp mẹ con em ạ. Em sẽ làm đến cùng cho trường hợp của con vì chỉ nghĩ đó là quyền lợi của cháu.?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật người khuyết tật năm 2010

Thông tư 37/2012/TT-BLĐTBXH

Nghị định số 28/2012/NĐ-CP 

Thông tư 37/2012/TT/BLĐTBXH

2. Nội dung tư vấn:

Để con bạn được xác nhận là người khuyết tật, bạn cần làm thủ tục xác định người khuyết tật và Hội đồng xác định mức độ khuyết tật sẽ xác định mức độ khuyết tật của con bạn, từ đó đưa ra kết luận về mức độ khuyết tật cũng như xác nhận con bạn có đủ tiêu chuẩn hay không? Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thành lập gồm các thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật người khuyết tật năm 2010 (Khoản 1 Điều 2 Thông tư 37/2012/TT-BLĐTBXH).

Về thủ tục xác nhận người khuyết tật :

Hồ sơ đề nghị xác định, mức độ khuyết tật.

Theo Điều 4 Thông tư 37/2012/TT-BLĐTBXH thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

+ Bản sao các giấy tờ y tế chứng minh về khuyết tật: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có)

+ Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực.

Trình tự, thủ tục thực hiện xác định mức độ khuyết tật.

Theo Điều 2 Thông tư 37/2012/TT/BLĐTBXH, bạn cần thực hiện các trình tự thủ tục sau:

a) Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch này đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú (khi nộp hồ sơ xuất trình sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn).

b)Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

+ Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

+Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp và nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này; lập hồ sơ, biên bản kết luận xác định mức độ khuyết tật của người được đánh giá theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Riêng đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

c)Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên đây thì Hội đồng tiến hành xác định mức độ khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.

d) Đối với những trường hợp theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật thì Hội đồng cấp giấy giới thiệu và lập danh sách chuyển Hội đồng giám định y khoa thực hiện (qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội).

Ngoài ra, về trình tự thủ tục cấp Giấy xác nhận khuyết tật:

Đối tượng áp dụng của điều khoản này là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên bạn cần tham khảo để biết được thời gian có kết quả xác nhận. Theo Điều 6 Thông tư 37/2012/TT-BLĐTBXH về trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận khuyết tật thì trình tự cấp giấy xác nhận khuyết tật, bao gồm:

+ Đối với trường hợp do Hội đồng thực hiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về mức độ khuyết tật của người khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc có ý kiến thắc mắc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì trong thời hạn 05 ngày, Hội đồng tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo hoặc thắc mắc.

+ Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật: Căn cứ kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Việc phân loại mức độ khuyết tật được quy định tại Điều 3, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP như sau:

Điều 3. Mức độ khuyết tật 

1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn. 

2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc. 

3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Căn cứ việc xác định mức độ khuyết tật và các quy định kèm theo quy định về các đối tượng để được hưởng trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng theo quy định Điều 44, Luật người khuyết tật năm 2010 như sau:

Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

b) Người khuyết tật nặng.

2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;

b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;

c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

3. Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.

4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.”

Hồ sơ ,Thủ tục đề nghị trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng được quy định tại Điều 20, Điều 21 Nghị định 28/2012/NĐ-CP.

Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội bao gồm:

–   Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

–   Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

–   Bản sao Sổ hộ khẩu;

–   Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;

–   Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;

–   Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:

–   Tờ khai thông tin hộ gia đình theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

–   Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

–   Bản sao Sổ hộ khẩu;

–   Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội hoặc bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:

–   Đơn của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) về đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;

–   Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

–   Bản sao Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc;

–   Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

thu-tuc-ho-so-de-nghi-huong-tro-cap-xa-hoi-khi-con-bi-di-tat.thu-tuc-ho-so-de-nghi-huong-tro-cap-xa-hoi-khi-con-bi-di-tat.

>>> LVN Group tư vấn pháp luật người khuyết tật qua tổng đài: 1900.0191

–   Bản sao Sổ hộ khẩu của hộ gia đình người khuyết tật, nếu có;

–   Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

–   Bản sao Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.

Để được hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc thì người đề nghị trợ cấp hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc làm hồ sơ theo quy định trên và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com