Thủ tục hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015” và Luật Công chứng 2014.
Như chúng ta đã biết, hệ thống pháp luật Anh – Mỹ hay hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đều có chung một nhận định đó là Hợp đồng là bằng chứng thể hiện sự thống nhất ý chí giữa các bên tham gia kí kết hợp đồng. Nói cách khác, để tiến tới kí kết hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng đã tiến hành thỏa thuận với nhau và đi đến thống nhất ý chí. Như vậy, việc hủy bỏ hợp đồng là hành động đi ngược lại với ý chí của các bên, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của bên còn lại tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, một số chủ thể tham gia kí kết hợp đồng mặc dù đã công chứng, chứng thực nhưng vẫn thực hiện việc hủy bỏ hợp đồng. Hôm nay, Công ty Luật LVN Group sẽ cùng bạn đọc giải quyết hệ quả của việc hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng.
Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đã được “Bộ luật dân sự 2015” quy định tại Điều 412:
1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác;
2. Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;
3. Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Như vậy, việc hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng đã vi phạm nguyên tắc thực hiện hợp đồng theo quy định trên trong “Bộ luật dân sự 2015”, đồng thời gây tổn hại trực tiếp cho bên tham gia hợp đồng còn lại. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, chúng ta sẽ cần phải xét hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, các bên tham gia ký kết hợp đồng chuyển nhượng đồng ý việc hủy bỏ hợp đồng đã được công chứng, chứng thực. Trong trường hợp này, đối với các hợp đồng đã được công chứng, chứng thực thì khi các bên thực hiện việc hủy bỏ hợp đồng sẽ vẫn phải tiến hành việc công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 51, Luật Công chứng 2014. Theo đó, việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch (Khoản 2, Điều 51, Luật Công chứng 2014). Thủ tục công chứng việc hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng được thực hiện giống như việc công chứng, chứng thực hợp đồng.
Trường hợp thứ hai, một bên tham gia ký kết hợp đồng chuển nhượng không đồng ý hủy bỏ hợp đồng, tức là hai bên không thống nhất việc hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng do lợi ích của một bên bị xâm hại cục bộ. Trong trường hợp này, bên có ý định hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng đã vi phạm nguyên tắc thực hiện hợp đồng. Vì thế bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, bởi lã theo quy định tại Khoản 2, Điều 5, Luật Công chứng 2014 thì hợp đồng, giao dịch nói chung và hợp đồng chuyểnnhượng nói riêng được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Mong rằng, với những quy định trên của “Bộ luật dân sự 2015” và Luật Công chứng 2014 sẽ góp phần đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng, cũng như thể hiện sự can thiệp kịp thời của Tòa án trong những vụ tranh chấp trong khuôn khổ ký kết hợp đồng.