Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài

Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài? Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam. Thủ tục đăng ký thường trú.

Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài? Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam. Thủ tục đăng ký thường trú.


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có cô đi lao động ở nước ngoài và đã sinh con ở nước ngoài nhưng cô vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Nay muốn nhập quốc tịch và nhập hộ khẩu cho con trai tại Việt Nam. Nếu nhập khẩu nhà ông ngoại thì cần những giấy tờ gì? Con trai đã 23 tuổi. Mong LVN Group giải đáp thắc mắc!

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– Luật quốc tịch Việt Nam 2008

– Luật cư trú 2006

– Luật cư trú sửa đổi năm 2013

2. Nội dung tư vấn: 

Trước tiên, người con đó sẽ phải làm thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam, sau đó mới có thể nhập hộ khẩu vào chung với ông bà ngoại. 

Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định điều kiện để được nhập quốc tịch Việt Nam như sau: 

“Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam

1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.”

Theo thông tin bạn cung cấp, người con đó có mẹ đẻ là người quốc tịch Việt Nam. Do đó chỉ cần đáp ứng các điều kiện sau để được nhập quốc tịch Việt Nam: 

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

– Phải thôi quốc tịch nước ngoài (nếu có), trừ trường hợp đặc biệt được Chỉ tịch nước cho phép;

– Có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

– Việc nhập quốc tịch không làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

thu-tuc-nhap-quoc-tich-viet-nam-cho-nguoi-nuoc-ngoaithu-tuc-nhap-quoc-tich-viet-nam-cho-nguoi-nuoc-ngoai

>>> LVN Group tư vấn thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài: 1900.0191

Điều 20 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 quy định hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm: 

+ Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

+ Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

+ Bản khai lý lịch;

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

Bạn đó nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi cư trú hiện tại để làm thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam. 

Sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam, người cháu đó sẽ làm thủ tục xin nhập hộ khẩu vào nhà ông bà ngoại. Thủ tục đăng ký thường trú quy định tại Điều 21 Luật cư trú 2006, thành phần hồ sơ bao gồm: 

 Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

– Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. 

Đối với trường hợp đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc trung ương thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật cư trú sửa đổi năm 2013 như sau: 

+ Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên; 

+ Trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên; 

Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

+ Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

+ Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com