Thực trạng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của Việt Nam trước và sau Đổi mới. Bài tập học kỳ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin 8 điểm.
Thực trạng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của Việt Nam trước và sau Đổi mới. Bài tập học kỳ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin 8 điểm.
MỞ ĐẦU:
Như chúng ta đã biết, trước thời kì đổi mới năm 1986, nền kinh tế nước ta lạc hậu và thấp kém so với nhiều nước khác trên thế giới và sau thời kì đổi mới năm 1986, nền kinh tế đã có những khởi sắc nhất định. Nhằm đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nên trong danh mục các bài tập lớn của môn “Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin”, em đã chọn đề bài số 2: “Phân tích thực trạng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của Việt Nam trước và sau đồi mới (1986), từ đó rút ra kết luận về sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ pháp triển của lực lượng sản xuất ở nước ta”.
NỘI DUNG:
I. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
1. Khái niệm và kết cấu của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động (sức khoẻ thể chất, kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức lao động của họ) với tư liệu sản xuất mà trước hết là công cụ lao động để tạo ra một sức sản xuất vật chất nhất định.
Trong lực lượng sản xuất gồm ba yếu tố cơ bản: con người – người lao động với thể lực, học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ lao động; tư liệu lao động (gồm công cụ lao động và đối tượng lao động). Các yếu tố trong lực lượng sản xuất không thể tách rời nhau, chúng có quan hệ hữu cơ với nhau trong đó yếu tố con người – người lao động giữ vị trí hàng đầu, tư liệu sản xuất đóng vai trò rất quan trọng.
Ngày nay khoa học – kỹ thuật ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội. Điều này thể hiện ở chỗ, khoa học đã thẩm thấu vào tất cả quy trình lao động, đóng vai trò quan trọng trong tổ chức, quản lý sản xuất, trong chế tạo, cải tiến công cụ lao động, …
2. Khái niệm và kết cấu của quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là những quan hệ cơ bản giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất (sản xuất và tái sản xuất xã hội) thể hiện ở quan hệ về mặt sở hữu đối với tư liệu sản xuất, ở quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ về mặt phân phối sản phẩm sản xuất ra.
Như vậy, quan hệ sản xuất gồm ba quan hệ:
Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
Quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất.
Quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất.
Quan hệ sản xuất mang tính khách quan, nó được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản quyết định tất cả các quan hệ xã hội khác của con người.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
3.1. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với sự hình thành và biến đổi của quan hệ sản xuất:
Trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, ở trình độ kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động, trình độ ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất,… ứng với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của nó. Trình độ của lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Điều này thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi và phát triển. Sự biến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất mà trước hết là công cụ lao động. Từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất này mà quan hệ sản xuất phải biến đổi theo cho phù hợp.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản