Thuyết phân tâm học của Sigmund Freud. Bài tập Tội phạm học 8 điểm.
Thuyết phân tâm học của Sigmund Freud. Bài tập Tội phạm học 8 điểm.
MỞ ĐẦU
Phân tâm học là một học thuyết nghiên cứu về thế giới bên trong con người, nhằm tìm ra lời giải cho những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan thể hiện qua hành vi của con người, trên cơ sở đó có thể tìm ra những giải pháp để điều chỉnh những hành vi của con người mà biểu hiện của hành vi đó là những hoạt động gây ảnh hưởng đến những giá trị của đạo đức và xã hội. Phân tâm học từ khi ra đời cho đến nay đã được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho cuộc sống xã hội. Cho nên cần phải tiếp tục nghiên cứu để phát triển học thuyết này để ứng dụng nó trong cuộc sống giúp giải quyết những vấn đề của cuộc sống.
NỘI DUNG VẤN ĐỀ
I. Thuyết Phân tâm học
1. Hoàn cảnh ra đời
Sự khủng hoảng tâm lý học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX như chúng ta được biết đã dẫn đến sự ra đời của Phân Tâm Học. Một trường phái tâm lý học khách quan đi sâu nghiên cứu hiện tượng vô thức trong con người, coi vô thức là mặt chủ đạo của đời sống tâm lý con người, là đối tượng thực sự của tâm lý học.
Người sáng lập ra Phân Tâm Học là Sigmund Freud (1856 – 1939), bác sỹ thần kinh và tâm thần người Áo gốc Do Thái, sinh ở Tiệp Khắc, du học ở Áo, Pháp, Đức… Khi S.Freud chào đời ở Freiberg thuộc miền Moravia, tác phẩm “Nguồn gốc các chủng loài” chưa xuất hiện. Ông được đưa tới thành Vienna thủ đô nước Áo vào năm lên bốn tuổi và đã sống gần suốt cả tuổi trưởng thành tại đây(1). Vào những năm đầu của cuộc đời, S.Freud rất tin vào thuyết của Darwin vì ông thấy rằng “Những thuyết ấy làm cho người ta có thể hy vọng vào những bước tiến phi thường trong việc tìm hiểu thế giới”. Dự định sẽ trở thành thầy thuốc, ông đã theo học trường Đại học Y khoa thành Vienna và ông đã đỗ bác sĩ năm 1881. Là một thầy thuốc trẻ tuổi của bệnh viện đa khoa, chữa trị đủ mọi loại bệnh, ông tiếp tục nghiên cứu môn thần kinh bệnh học và giải phẫu thần kinh. Sau đó, số mệnh xoay chiều và bất thần làm nên tên tuổi của ông nổi tiếng khắp thế giới. Một bạn đồng nghiệp của ông đã đi Paris và ông bèn đi theo sang thành phố này. Tại đây, ông cùng làm việc với Jean Charcot, lúc ấy đã là một nhà bệnh lý học và thần kinh học người Pháp nổi tiếng. Ở đây, lần đầu tiên ông được tiếp xúc với công trình của Charcot về bệnh loạn thần kinh và cách dùng phương pháp thôi miên để điều trị bệnh này. S.Freud đã thoả mãn khi thấy Charcot chứng minh được bệnh loạn thần kinh thật và loạn thần kinh giả do dùng thôi miên tạo ra. S.Freud cũng đã sử dụng phương pháp thôi miên để thí nghiêm nhưng sau đó ông đã bỏ phương pháp điều trị này vì ít người hợp với lối chữa trị bằng thôi miên và cũng vì đôi khi thôi miên có những hậu quả không hay đối với nhân cách người bệnh, thay vào đó, ông bắt đầu phát triển một phương pháp mới được đặt tên là “Tự do liên tưởng”, về sau kỹ thuật này đã trở thành một tiêu chuẩn thực hành của khoa học phân tâm học(2).
Thuyết Phân tâm học ra đời chịu nhiều chi phối từ các điều kiện, quan điểm khác nhau, S.Freud đã tiếp thu có sáng tạo các quan điểm và học thuyết của các nhà triết học, khoa học tự nhiên để vực dậy sự khủng hoảng tâm lý học trong xã hội châu Âu lúc đó. S.Freud đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chủ nghĩa phi lý tính của Schopenhaur: “triết học quay trở về với thế giới nội tâm của mình, tìm tòi bản tính thật sự của con người và thế giới”. Cái vô thức là đối tượng quan tâm và nghiên cứu phổ biến trong không khí học thuật ở châu Âu vào những năm 80 của thế kỷ XIX.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản