Tình huống chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp

Tình huống chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp. Bài tập nhóm Luật Thương mại 8 điểm.

Tình huống chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp. Bài tập nhóm Luật Thương mại 8 điểm.


MỞ ĐẦU

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đòi hỏi một khung pháp luật kinh tế hoàn chỉnh, trong đó pháp luật về doanh nghiệp có vai trò quan trọng. Luật doanh nghiệp ra đời làm tăng số lượng doanh nghiệp được đăng kí và việc chuyển đổi từ các hộ kinh doanh sang doanh nghiệp đăng kí chính thức theo Luật doanh nghiệp hoặc việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp đã trở thành một nhu cầu thực sự.

Tình huống đề bài đưa ra là : “A, B và C thành lập công ty TNHH ABC. Vốn điều lệ của công ty là 2 tỷ đồng, trong đó: A cam kết góp 1 tỷ đồng bằng tiền mặt; B góp một số máy móc, thiết bị với giá trị là 600 triệu đồng; C góp 400 triệu đồng là số tiền cho công ty ABC thuê ngôi nhà tại phố N thành phố H làm trụ sở giao dịch trong thời hạn 5 năm.

Theo Điều lệ công ty: A là giám đốc, B là chủ tịch HĐTV, C là kế toán trưởng của công ty. Điều lệ công ty cũng quy định: ” Mọi thành viên đều là người đại diện theo pháp luật của công ty và có quyền nhân danh công ty để ký kết các hợp đồng”.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên thực hiện việc góp vốn vào vốn điều lệ của công ty. A góp 500 triệu đồng; số vốn còn lại (500 triệu đồng) các thành viên thỏa thuận A phải góp đủ trước ngày 01/12/2011, nhưng trên thực tế đến ngày 31/12/2011 A vẫn chưa góp đầy đủ số vốn như cam kết. Kết thúc năm tài chính 2011, lợi nhuận sau thuế của công ty là 150 triệu VNĐ. HĐTV quyết định chia hết số lợi nhuận này cho các thành viên, nhưng mức chia cụ thể cho các thành viên thì không có sự thống nhất.

Với lý do A không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn, trên cương vị Chủ tịch HĐTV, B ra quyết định chia đều số lợi nhuận cho các thành viên, theo đó mỗi thành viên được nhận 50 triệu. A phản đối phương án phân chia lợi nhuận này, vì cho rằng theo tỷ lệ vốn góp, A được nhận 50% lợi nhuận (75 triệu đồng). Do không được công ty giải quyết, A làm đơn yêu cầu công ty cho mình chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp. Tại cuộc họp hội đồng thành viên, A đề nghị chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho B và C, nhưng B và C không đồng ý mua. A đề nghị chuyển nhượng cho T là người quen của A, B và C nhưng B và C không đồng ý”.

Dưới đây là phần giải quyết tình huống liên quan tới Công ty TNHH của nhóm 2 

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1. Người đại diện theo pháp luật của công ty ABC

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận (Luật Doanh nghiệp) và mỗi một doanh nghiệp cần phải có một người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người đứng đầu doanh nghiệp, được doanh nghiệp uỷ quyền, thay mặt doanh nghiệp thực hiện các giao dịch vì lợi ích của doanh nghiệp, với đối tác, khác hàng và với cơ quan Nhà nước. Quyền, nghĩa vụ và chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định trong điều lệ doanh nghiệp, các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó. 

tinh-huong-chia-loi-nhuan-theo-ty-le-von-gop-bai-tap-nhom-luat-thuong-maitinh-huong-chia-loi-nhuan-theo-ty-le-von-gop-bai-tap-nhom-luat-thuong-mai

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com