Tình huống xác định một hiện tượng có phải là cuộc đình công hay không

Tình huống xác định một hiện tượng có phải là cuộc đình công hay không. Bài tập học kỳ Luật Lao động 8 điểm.

Tình huống xác định một hiện tượng có phải là cuộc đình công hay không. Bài tập học kỳ Luật Lao động 8 điểm.


TÌNH HUỐNG

Ngày 15/08/2013 tại phân xưởng X của công ty da TH có xảy ra vụ ngừng việc tập thể. Nguyên nhân là do khi đến công ty làm việc, công nhân nhận được thông báo của giám đốc về việc giảm tiền ăn trưa giữa ca do công ty đang làm ăn thua lỗ. Không ai bảo ai, tất cả người lao động trong phân xưởng đều ngừng làm việc. Một số lao động đứng tán gẫu, một số ra căn tin uống nước, một số lên gặp chủ tịch công đoàn để phản ánh.

Hiện tượng trên có phải đình công hay không? Tại sao?

TRẢ LỜI

Trước hết, ta sẽ tìm hiểu khái niệm về đình công. Và để xác định được một hiện tượng có phải là đình công hay không thì chúng ta phải dựa vào các dấu hiệu của đình công.

a. Khái niệm về Đình công.

Trước hết, về khái niệm đình công thì theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội thì khái niệm đình công được định nghĩa như sau:“Đình công là sự ngừng việc tập thể, có tổ chức của NLĐ nhằm gây áp lực buộc NSDLĐ hoặc chủ thể khác phải thỏa mãn một hoặc một số yêu sách của tập thể NLĐ” [1]. Định nghĩa này tương đối đầy đủ, nêu được chủ thể tiến hành đình công, các dấu hiệu cơ bản của đình công, chủ thể bị đình công gây sức ép.

Trong “Bộ luật lao động năm 2019” hiện hành, tại Điều 209 có định nghĩa khái niệm đình công như sau: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động”. So với khái niệm đình công trong pháp luật của một số nước thì khái niệm này đã chỉ ra được nhiều dấu hiệu cơ bản của đình công tuy nhiên chưa xác định được khái quát các mục đích của đình công và chưa quan tâm đến chủ thể nào chịu sức ép từ đình công. Theo như khái niệm đình công tại Điều 209-BLLĐ 2012 thì phạm vi đình công bị thu hẹp, nhà nước quy định như vậy nhằm hướng tới khái niệm đình công hợp pháp. Đình công là một hiện tượng khách quan trong nên kinh tế thị trường, không phụ thuộc vào các quan điểm hay sự ghi nhận của pháp luật. Từ bản chất của vấn đề và từ thực tế tồn tại của hiện tượng đình công, có thể hiểu khái quát như sau: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện, có tổ chức của tập thể lao động nhằm gây áp lực buộc bên người sử dụng lao động hoặc các chủ thể khác thỏa mãn các yêu sách về quyền và lợi ích mà họ quan tâm.” [2].

b. Các dấu hiệu cơ bản của Đình công.

– Thứ nhất: Đình công biểu hiện bằng sự ngừng việc tạm thời của nhiều người lao động (NLĐ).

Đây là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất giữ vị trí trung tâm, liên kết các dấu hiệu khác tạo nên hiện tượng đình công.

tinh-huong-xac-dinh-mot-hien-tuong-co-phai-la-cuoc-dinh-cong-hay-khongtinh-huong-xac-dinh-mot-hien-tuong-co-phai-la-cuoc-dinh-cong-hay-khong

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com