Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân theo pháp luật hiện hành

Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân theo pháp luật hiện hành. Bài tập nhóm Luật Hiến pháp 8 điểm.

Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân theo pháp luật hiện hành. Bài tập nhóm Luật Hiến pháp 8 điểm.


MỞ ĐẦU

Bất kì một chính thể nào cũng luôn quan tâm đến việc tổ chức và thiết lập quyền lực ở cả Trung ương và địa phương. Trong đó, chính quyền địa phương được thành lập đặt dưới sự lãnh đạo và phục tùng tuyệt đối chính quyền trung ương. Chính quyền địa phương ở nước ta được tổ chức thành ba cấp (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh; cấp xã, phường, thị trấn) ở mỗi cấp đều có Uỷ ban nhân dân. Thực tế hiện nay cho thấy trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì vai trò của ủy ban nhân dân ngày càng phải được nâng cao trong đó có việc tăng cường sức mạnh của chính quyền ở địa phương để giải quyết đòi hỏi do thực tế địa phương đặt ra là rất quan trọng. Chính vì vậy mà nhóm chúng em đã chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân theo pháp luật hiện hành”

NỘI DUNG

1. Khái quát chung về ủy ban nhân dân

1.1.Vị trí, tính chất và chức năng của Ủy ban nhân dân. 

Vị trí, tính chất và chức năng của ủy ban nhân dân (UBND) được quy định tại Điều 121 Hiến pháp 1992 và cụ thể hóa tại Điều 2 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003: “UBND do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương…”, được thể hiện ở hai phương diện. Thứ nhất, UBND là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Thứ hai, UBND là cơ quan thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp cũng như những văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Chức năng quản lí nhà nước là chức năng duy nhất của UBND vì quản lí nhà nước là hoạt động chủ yếu, thống nhất, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của UBND trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tuy nhiên chỉ giới hạn trong phạm vi một địa phương, một vùng lãnh thổ nhất định.

1.2. Sự phát triển về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến việc xây dựng và củng cố chính quyền địa phương. Văn bản pháp luật đầu tiên quy định vị trí pháp lí, các nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động của chính quyền địa phương là Sắc lệnh 63 ngày 22/11/1945 về tổ chức HĐND và ủy ban hành chính. Hiến pháp 1946 đã quy định về tổ chức chính quyền địa phương nhằm đề cao chế độ thủ trưởng, chế độ trách nhiệm cá nhân của ủy ban hành chính.

Đến Hiến pháp 1959 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1962 có nhiều điểm mới: về hình thức văn bản pháp luật đã được quy định bằng Hiến pháp, luật do Quốc hội ban hành chứ không quy định chủ yếu trong các sắc lệnh như trước đây và đề cao chế độ tập thể lãnh đạo.

Hiến pháp 1980 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1989, tổ chức và hoạt động của UBND thực hiện theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo và phân công công tác với cá nhân, các chức danh ủy viên thư ký, ủy ban và thường trực UBND không còn nữa. Quy định này nhằm làm cho bộ máy hành chính gọn nhẹ, giảm nhiều tầng lớp trung gian, đồng thời tăng cường trách nhiệm của từng thành viên và tập thể ủy ban.

to-chuc-hoat-dong-cua-uy-ban-nhan-dan-theo-phap-luat-hien-hanhto-chuc-hoat-dong-cua-uy-ban-nhan-dan-theo-phap-luat-hien-hanh

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com