Theo quy định của Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình thì trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình có nội dung như sau
Theo quy định của Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình thì trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình có nội dung như sau:
“1. Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có), thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình (nếu có) và các công việc tư vấn xây dựng khác.
2. Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện.
3. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật xây dựng.
4. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
5. Kiểm tra việc huy động và bố trí nhân lực của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình so với yêu cầu của hợp đồng xây dựng.
6. Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:
a) Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng khi cần thiết;
b) Kiểm tra biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
c) Kiểm tra, đôn đốc, giám sát nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường;
d) Yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;
đ) Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu;
e) Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công.
7. Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
8. Tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
9. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.
10. Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
11. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn.
12. Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình và xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình.
13. Lập báo cáo hoàn thành đưa công trình xây dựng vào sử dụng hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu và gửi cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình.
14. Chủ đầu tư có thể thuê nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công việc nêu tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 6, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 13 Điều 24 Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình và một số công việc khác khi cần thiết.”
Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu tư vấn giám sát theo yêu cầu của Hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.