Trách nhiệm của Đảng viên khi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

Trách nhiệm của Đảng viên khi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Các hình thức xử kỷ kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm pháp luật.

Trách nhiệm của Đảng viên khi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Các hình thức xử kỷ kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm pháp luật.


Tóm tắt câu hỏi:

Ngày 10/7/2017, một người hàng xóm của tôi, là cán bộ Đảng viên, xúc phạm tôi bằng những lời lẽ tục tĩu, lan truyền giấý tờ với nội dung chửi tôi. Tôi cần tư vấn về trường hợp này. Cảm ơn.

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Căn cứ pháp lý. 

– “Bộ luật hình sự 2015”.

– Quy định 181-QĐ/TW  

2. Giải quyết vấn đề. 

Thứ nhất: Trách nhiệm đối với hành vi xúc phạm, danh dự của người khác.

Căn cứ vào Điều 121 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về Tội làm nhục người khác:

Điều 121. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình...”.

Và Điều 122 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về Tội vu khống như sau: 

Điều 122. Tội vu khống

1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a)  Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 

c) Đối với nhiều người;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người thi hành công vụ;

e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng…”.

Như vậy, tùy thuộc vào tính chất của vụ việc, hành vi của người đó thực hiện cũng như là hậu quả mà người đó gây ra là như thế để xét cấu thành tội phạm, vì bạn cung cấp thông tin chưa đầy đủ nên chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề này theo các trường hợp sau: 

+ Nếu những lời nói, thông tin của người đó đưa ra là hoàn toàn bịa đặt, bạn không có thực hiện hành vi như người đó nói trên thực tế nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của bạn thì người đó có thể sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm về tội vu khống. 

+ Nếu trong thực tế bạn có thực hiện hành vi và người đó biết được thông tin về những hành vi bạn đã làm rồi cố ý chửi mắng cũng như lan truyền thông tin để xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn hoặc đã gây ra thiệt hại thực tế về quyền, lợi ích của bạn thì người đó có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm với tội danh làm nhục người khác. 

+ Tuy nhiên, hành vi cấu thành Tội làm nhục người khác cũng như Tội vu khống đều phải có yếu tố xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác mới đủ căn cứ để cấu thành tội phạm tương ứng mà bên cạnh đó, như thế nào là nghiêm trọng thì rất khó để xác định, cụ thể như các trường hợp phạm tội thì rất đa dạng, cũng một hành vi, lời nói xúc phạm đó nhưng có người thì sẽ cảm thấy bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị xáo trộn, ăn ngủ không yên nhưng có người lại cảm thấy rất bình thường, không ảnh hưởng gì đến đời sống tâm tư, tình cảm, hoạt động sinh hoạt của họ cả. Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì không thể xác định một cách chính xác cấu thành tội phạm mà phải kết hợp với các yếu tố như trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, phong tục tập quán, truyền thống gia đình và đặc biệt là dư luận xã hội xâm phạm đến người bị hại ở mức độ nào. 

Nếu xét thấy đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định, tuy nhiên, nếu chưa đủ căn cứ xử phạt hình sự thì dựa vào khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. 

trach-nhiem-cua-dang-vien-khi-xuc-pham-danh-danh-nhan-pham-cua-nguoi-khactrach-nhiem-cua-dang-vien-khi-xuc-pham-danh-danh-nhan-pham-cua-nguoi-khac

>>> LVN Group tư vấn pháp luật về xử phạt đáng viên có hành vi vi phạm pháp luật: 1900.0191

Thứ hai. Trách nhiệm của Đảng viên vi phạm về đạo đức, nếp sống văn minh. 

Như thông tin bạn đã cung cấp, người hàng xóm của bạn là một đảng viên vì vậy, họ không những có quyền và nghĩa vụ như công dân bình thường được pháp luật đảm bảo mà họ còn đã tham gia vào tổ chức Đảng và khi đó họ có nghĩa vụ phải tuân thủ Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng nếu có vi phạm thì sẽ bị xử phạt kỷ luật với hình thức xử lý kỷ luật tương ứng. 

Căn cứ vào Điều 32 Quy định 181-QĐ/TW năm 2013 xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành về hành vi vi phạm về đạo đức, nếp sống văn minh: 

” Điều 32. Vi phạm về đạo đức, nếp sống văn minh

1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Tổ chức việc cưới, việc tang, các ngày lễ, tết, sinh nhật, mừng thọ, kỷ niệm ngày cưới, mừng nhà mới, lên chức, lên cấp, chuyển công tác xa hoa, lãng phí hoặc trái quy định.

b) Vi phạm các quy định về cấm uống rượu, bia làm ảnh hưởng đến tư cách đảng viên.

c) Có hành vi quấy rối tình dục dưới mọi hình thức.

d) Chửi bới, gây gổ, đánh nhau hoặc có hành vi thiếu văn hóa làm mất an ninh, trật tự…”.

Vì vậy, do có hành vi chửi bới, xúc phạm bạn và có hành vi thiếu văn hóa nên người Đảng viên này sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách, nếu có tái phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì người đó có thể sẽ bị cảnh cáo, cách chức hay khai trừ phù hợp với hành vi mà Đảng viên này thực hiện.  

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com