Trách nhiệm của người thu gom, quản lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

Trách nhiệm của người thu gom, quản lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Trách nhiệm quản lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật theo Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT .

Thuốc bảo vệ thực vật ngày nay được con người biết đến rộng rãi như một biện pháp chữa bệnh cho thực vật, giúp hoa màu sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao mà không bị sự phá hoại của sâu bệnh. Tuy nhiên thuốc bảo vệ thực vật hiện đang bị người nông dân lạm dụng một cách rất khó kiểm soát do các loại thuốc này giúp tăng sản lượng và giảm thiệt hại cho cây trồng nhưng tác hại của nó làm cho người tiêu dùng hết sức lo ngại.

Ngoài ra sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật xong, người nông dân thường có xu hướng vứt bao túi thuốc bảo vệ thực vật một cách bừa bãi. Bởi vì bao chứa thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tồn dư chất bảo vệ thực vật nên khi vứt bừa bãi như vậy sẽ bị rò rỉ ra môi trường gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước và môi trường xung quanh, vì vậy nhà nước đã có những quy định cụ thể để mọi người có trách nhiệm hơn trong việc thu gom bao túi bảo vệ thực vật. 

Cụ thể tại khoản 1 Điều 5, Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp sản xuất cây trồng nông, lâm nghiệp có phát sinh bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng như sau: 

1. Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm:

a) Sau khi pha chế, phun rải thuốc bảo vệ thực vật phải thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để vào bể chứa theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này;

b) Để riêng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với rác thải sinh hoạt và rác vệ sinh đồng ruộng;

c) Không sử dụng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào các Mục đích khác;

d) Không tự ý đốt hoặc đem chôn bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

Như vậy người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải có trách nhiệm sau khi pha chế, phun rải thuốc bảo vệ thực vật phải để riêng bao gói thuốc với rác thải sinh hoạt; không tự ý đốt, đem chôn hoặc sử dụng bao gói thuốc với mục đích khác. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng cần phải được thu gom để vào bể chứa theo đúng quy định.

Bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu được đặt tại vị trí thích hợp, dễ nhận biết ven đườn, trục giao thông, thuận tiện cho việc thu gom sau khi sử dụng; không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt khu dân cư, gio thông và mỹ quan nông thôn. Bể phải được làm bằng vật liệu bền chắc, có khả năng chống ăn mòn, không bị rò rỉ, không phản ứng hóa học với chất thải chứa bên trong, có khả năng chống thẩm thấu ra bên ngoài và đảm bảo không bị gió mưa làm xê dịch. Bên ngoài bể phải có dòng chữ và ký hiệu cảnh báo dể mọi người dễ nhận biết theo quy định.

Đối với tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp sản xuất cây trồng nông nghiệp có phát sinh bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng có trách nhiệm tổ chức thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sua sử dụng trong địa bàn quản lý của doanh nghiệp. Ký kết hợp đồng chuyển giao bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại để được xử lý; thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, đồng thời trả phí cho việc xây dụng bể chứa, thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Trách nhiệm của tổ chức doanh nghiệm có phát sinh bao gói bảo vệ thực vật sau sử dụng được quy định tại khoản 2, điều 5 thông tư này.

Trach-nhiem-cua-nguoi-thu-gom-quan-ly-bao-goi-thuoc-bao-ve-thuc-vat-sau-su-dungTrach-nhiem-cua-nguoi-thu-gom-quan-ly-bao-goi-thuoc-bao-ve-thuc-vat-sau-su-dung

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Đối với tổ chức, cá nhân thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp an toàn lao động trong quá trình thu gom; trang bị bảo hộ lao động và được trả công theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với người sử dụng lao động trong việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Đối với đơn vị quản lý bể chứa, khu vực lưu chứa thì phải căn cứ thực tế từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện và ủy ban nhân dân cấp xã lựa chọn đơn vị quản lý bể chứa, khu vực lưu chứa. Đơn vị này có trách nhiệm quản lý bể chứa, khu vực lưu chứa, trực tiếp thu gom hoặc ký hợp đồng với tổ chức khác để huy động nhân sự thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng không để đúng nơi quy định trên địa bàn quản lý. Đồng thời ký hợp đồng với đơn vị chức năng phù hợp để xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đúng quy định.(Điều 6, Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016).

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com