Trách nhiệm thanh toán khi doanh nghiệp bảo hiểm phá sản

Trách nhiệm thanh toán khi doanh nghiệp bảo hiểm phá sản. Những rủi ro và xử lý rủi ro khi tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Tóm tắt câu hỏi:

Mình mua bảo hiểm nhân thọ. Nếu công ty phá sản ai là người đứng ra trả tiền bảo hiểm cho mình.cám ơn ?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật kinh doanh bảo hiểm 2000;

– Luật kinh doanh bảo hiểm (bổ sung sửa đổi năm 2010).

2. LVN Group tư vấn:

Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000:

“Điều 77.Khả năng thanh toán.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

2.Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 96 của Luật này và có biên khảnăng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy địnhcủa Chính phủ.

3.Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giátrị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm.

Điều 78. Báo cáo nguy cơ mất khả năng thanh toán.

1.Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theoquy định Chính phủ.

2.Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo ngay Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và các biện pháp khắc phục.”

Như vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm hàng tháng phải báo cáo Bộ tài chính về khả năng tài chính và biên khả năng thanh toán cho Bộ tài chính.

Doanh nghiệp bảo hiểm phải có các quỹ dự phòng, khoản trích lập nhằm bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 97 Luật kinh doanh bảo hiểm (bổ sung sửa đổi năm 2010) :

 “Điều 97 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 97. Quỹ dự trữ và Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.

Trach-nhiem-thanh-toan-khi-doanh-nghiep-bao-hiem-pha-san1Trach-nhiem-thanh-toan-khi-doanh-nghiep-bao-hiem-pha-san1

>>> LVN Group tư vấn pháp luật kinh doanh bảo hiểm qua tổng đài: 1900.0191

2. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể lập cácquỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

3. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thành lập để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.

Nguồn để lập Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được trích lập theo tỷ lệ phần trăm trên phí bảo hiểm áp dụng đối với tất cả hợp đồng bảo hiểm.

Chính phủ quy định việc trích lập và quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.”

Trường hợp các giải pháp trên không giải quyết được, Bộ tài chính sẽ đứng ra giải quyết cho doanh nghiệp bảo hiểm phá sản sát nhập với doanh nghiệp bảo hiểm có khả năng thanh toán và chuyển giao đầy đủ hợp đồng khách hàng. Nếu không có doanh nghiệp nào tiếp nhận thì Bộ tài chính sẽ đứng ra giải quyết. Như vậy trong mọi trường hợp, quyền lợi của khách hàng luôn được đảm bảo.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com