Trình tự, thủ tục kiểm dịch động vật sống trên cạn ngoài phạm vi tỉnh theo Luật thú y 2015

Trình tự, thủ tục kiểm dịch động vật sống trên cạn ngoài phạm vi tỉnh theo Luật thú y 2015. Quy định về kiểm dịch động vật trên cạn.

Trình tự, thủ tục kiểm dịch động vật sống trên cạn ngoài phạm vi tỉnh theo Luật thú y 2015. Quy định về kiểm dịch động vật trên cạn.


Căn cứ Điều 37 Luật thú y 2015 thì động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát đối với các trường hợp sau đây:

– Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh;

– Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chăn nuôi chưa được giám sát dịch bệnh động vật;

– Động vật chưa được phòng bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật thú y 2015 hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc-xin nhưng không còn miễn dịch bảo hộ;

– Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh động vật;

– Sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chưa được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y;

– Động vật, sản phẩm động vật không thuộc trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 37 Luật thú y 2015 khi có yêu cầu của chủ hàng.

Động vật trước khi vận chuyển ra ngoài phạm vi tỉnh thì phải đảm bảo điều kiện sau: 

– Có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi xuất phát cấp;

– Động vật phải khỏe mạnh, sản phẩm động vật bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;

– Không làm lây lan dịch bệnh động vật, không gây hại đến sức khỏe con người.

Căn cứ Điều 39, Điều 45 Luật thú y 2015 thì trình tự đăng ký kiểm dịch động vật trước khi vận chuyển ra ngoài phạm vi tỉnh như sau: 

– Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch gồm: 

+  Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu của tổ chức, cá nhân;

+  Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.

– Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch. Thời hạn là một ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. 

– Nội dung thực hiện kiểm dịch bao gồm kiểm tra lâm sàng, chẩn đoán, xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật để phát hiện đối tượng kiểm dịch, đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;

– Nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thời hạn cấp giấy chứng nhận là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 

 Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh hoặc được phòng bệnh bằng vắc-xin và còn miễn dịch bảo hộ hoặc sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y được kiểm dịch như sau:

trinh-tu-thu-tuc-kiem-dich-dong-vat-tren-can-van-chuyen-ngoai-pham-vi-tinhtrinh-tu-thu-tuc-kiem-dich-dong-vat-tren-can-van-chuyen-ngoai-pham-vi-tinh

>>> LVN Group tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.0191

– Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;

– Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com