Trong hồ sơ mời thầu có được phép đưa ra quy định về xuất xứ hàng hóa không?

Trong hồ sơ mời thầu có được phép đưa ra quy định về xuất xứ hàng hóa không? Những hành vi cấm trong hoạt động đấu thầu.

Trong hồ sơ mời thầu có được phép đưa ra quy định về xuất xứ hàng hóa không? Những hành vi cấm trong hoạt động đấu thầu.


Tóm tắt câu hỏi:

Trong quá trình lập hồ sơ mời thầu gói thầu cung cấp hàng hóa, chủ đầu tư rất phân vân về việc có được đưa quy định về xuất xứ hàng hóa là xuất xứ Việt Nam vào hồ sơ mời thầu hay không?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ điểm i khoản 6 Điều 89 Luật đấu thầu 2013 quy định các hành vi cấm trong đấu thầu như sau:

“6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi sau đây:

i)Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế;”

Căn cứ Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu chào hàng cạnh tranh như sau:

“Điều 4. Yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa.

1. Đối với gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, có thể nêu nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa trong hồ sơ yêu cầu.

2. Đối với gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh, khi đưa ra yêu cầu đối với hàng hóa cần quy định đặc tính kỹ thuật, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo, công nghệ mang tính chất trung tính, không đưa ra các đặc tính kỹ thuật, tiêu chuẩn mang tính cá biệt hóa mà không phải là đặc tính cơ bản của sản phẩm để chỉ một hoặc một số ít nhà thầu đáp ứng yêu cầu làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ trong hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá thì được phép nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô, đồng thời quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có) mà không quy định tương đương về xuất xứ. Nhà thầu tham gia chào hàng cạnh tranh có thể chào hàng hóa theo nhãn hiệu cụ thể được nêu trong hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá hoặc nhãn hiệu khác nhưng phải chứng minh sự tương đương hoặc tốt hơn hàng hóa có nhãn hiệu được nêu trong hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá.”

Trong-ho-so-moi-thau-co-duoc-phep-dua-ra-quy-dinh-ve-xuat-xu-hang-hoa-khongTrong-ho-so-moi-thau-co-duoc-phep-dua-ra-quy-dinh-ve-xuat-xu-hang-hoa-khong

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Như vậy, chỉ đối với gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu thì có thể nêu nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa trong hồ sơ yêu cầu. Còn đối với gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh thì khi chỉ đưa ra yêu cầu đối với hàng hóa cần quy định đặc tính kỹ thuật, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo, công nghệ mang tính chất trung tính. Do vậy, nếu gói thầu của bạn áp dụng hình thức chỉ định thầu thì có thể nêu nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ yêu cầu.  

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com