Trực tiếp tham gia chiến tranh được hiểu như thế nào?

Trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu trên địa bàn xảy ra chiến sự.

Trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu trên địa bàn xảy ra chiến sự.


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi muốn hỏi là: Quyết định 62/2011/QĐ-TTg có quy định về địa bàn, thời gian xảy ra chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế thì những người “trực tiếp tham gia chiến tranh” có phải là người trực tiếp cầm súng đánh nhau với giặc ngoại xâm hay cả những người không trực tiếp bắn nhau, đánh nhau mà chỉ hoạt động trong địa bàn này? Tôi xin chân thành cảm ơn!

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg quy định về địa bàn, thời gian xảy ra chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế:

“1. Trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ truy quét Ful rô ở Tây Nguyên trong địa bàn và thời gian quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Địa bàn xảy ra chiến sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là các huyện thuộc biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, gồm cả các huyện đảo biên giới và khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, DK1; các tỉnh Tây Nguyên và các địa bàn phụ cận có xảy ra chiến sự.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định các địa bàn phụ cận có xảy ra chiến sự…”

Ngoài ra, Điều 1 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg quy định về phạm vi điều chỉnh:

“Quyết định này quy định chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào (sau đây gọi chung là đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế) sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc”.

Truc-tiep-tham-gia-chien-tranh-duoc-hieu-nhu-the-nao.Truc-tiep-tham-gia-chien-tranh-duoc-hieu-nhu-the-nao.

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Theo đó, người trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tại địa bàn xảy ra chiến sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là các huyện thuộc biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, gồm cả các huyện đảo biên giới và khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, DK1; các tỉnh Tây Nguyên và các địa bàn phụ cận có xảy ra chiến sựđược hiểu là những người trực tiếp cầm súng ra chiến trường chiến đấu và bao gồm cả những người không trực tiếp chiến đấu nhưng trực tiếp tham gia phục vụ công tác chiến đấu chẳng hạn như hoạt động cung cấp lương thực, phục vụ y tế hoặc giáo dục…trong địa bàn quy định trên.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group:1900.0191để được giải đáp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com