Trường hợp được phép đăng ký lại khai sinh

Trường hợp được phép đăng ký lại khai sinh. Thủ tục cấp lại giấy khai sinh bị mất?

Trường hợp được phép đăng ký lại khai sinh. Thủ tục cấp lại giấy khai sinh bị mất?


Tóm tắt câu hỏi:

Chào LVN Group! Tôi muốn đăng kí lại việc sinh cho con nhưng hồ sơ gốc vẫn còn ưu tại UBND phường. Vậy tôi có đăng kí lại việc sinh được không và nếu đăng kí lại việc sinh thì dựa vào điều mấy, khoản nào của Nghị định 123/2015 NĐ/CP?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật hộ tịch 2014

– Nghị định 123/2015 NĐ/CP

2. Giải quyết vấn đề:

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật hộ tịch 2014.

Căn cứ Điều 24 Nghị định 123/2015 NĐ/CP quy định về việc đăng ký khai sinh lại như sau: 

“1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”

Như thế, trong trường hợp bạn bị mất giấy khai sinh bản chính nhưng sổ hộ tịch vẫn còn thì bạn không thể thực hiện đăng ký lại khai sinh.

Trong trường hợp này bạn phải thực hiện thủ tục xin trích lục lại bản sao từ sổ gốc. 

“Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.”

Căn cứ Điều 9 Luật hộ tịch 2014 thì thủ tục cấp bản trích lục từ sổ gốc như sau: 

–  Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.

– Khi làm thủ tục, cá nhân xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh nhân thân.

Căn cứ Điều 2 Nghị định 123/2015 NĐ/CP:

“Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch 

1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. 

Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.”

Người tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy tiếp nhận; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì phải hướng dẫn bằng văn bản để người đi đăng ký hộ tịch bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ bổ sung.

Truong-hop-duoc-phep-dang-ky-lai-khai-sinhTruong-hop-duoc-phep-dang-ky-lai-khai-sinh

>>> LVN Group tư vấn pháp luật đăng ký khai sinh cho con: 1900.0191

Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người đi đăng ký hộ tịch đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.

Thẩm quyền cấp: Ủy ban nhân dân cấp nơi quản lý sổ gốc của bạn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com