Trường hợp được xét nồng độ cồn trong máu của người lái xe

Trường hợp được xét nồng độ cồn trong máu của người lái xe. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vượt quá nồng độ cồn.

Trường hợp được xét nồng độ cồn trong máu của người lái xe. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vượt quá nồng độ cồn.


Tóm tắt câu hỏi:

LVN Group cho em hỏi: Em đang lái xe trên đường đi đúng luật giao thông thì bị cảnh sát bắt dừng lại để kiểm tra nồng độ cồn trong máu. Cho em hỏi cảnh sát có quyền giữ em lại để kiểm tra không ạ. Với mức độ nồng độ cồn trong máu bao nhiêu thì bị xử phạt hành chính?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo Điều 3 Thông tư 26/2014/TTLT- BYT-BCA quy định về xét nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:

“1. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ Công an) đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

2. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

3. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

4. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.”

Như vậy, nếu cảnh sát, công an đang làm nhiệm vụ phát hiện người điều khiển phương tiện giao thông có dấu hiệu sử dụng chất có cồn thì cá nhân có thẩm quyền đó hoàn toàn có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện giao thông dừng lại để kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

truong-hop-duoc-xet-nong-do-con-trong-mau-cua-nguoi-lai-xetruong-hop-duoc-xet-nong-do-con-trong-mau-cua-nguoi-lai-xe

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Hạn mức nồng độ cồn trong máu khi điều khiển xe máy tham gia giao thông

Việc xử phạt người điều khiển xe máy có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép được quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể là tại Điểm b Khoản 5 và Điểm e Khoản 6 Điều 6 của Nghị định này. Theo đó:

 “5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây”

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:

– Xử phạt vi phạm hành chính khi điều khiển xe máy mà có nồng độ cồn

– Xử phạt vượt quá nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông đối với xe máy

– Lái xe phải trả phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu từ ngày 19/9/2014

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:

– Tư vấn luật giao thông đường bộ miễn phí

– Tư vấn pháp luật miễn phí qua tổng đài về giao thông

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com