Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay. Pháp luật quốc tế về quyền con người 8 điểm.

Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay. Pháp luật quốc tế về quyền con người 8 điểm.


A – ĐẶT VẤN ĐỀ

Khi lựa chọn định hướng phát triển theo xu hướng tiến bộ, các quốc gia đều cố gắng phấn đấu vì hạnh phúc của con người, vì thế bảo vệ các quyền của con người là một yếu tố khách quan. Ở Việt Nam, quyền con người gắn với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người thoát ra khỏi xiềng xích nô lệ vì vậy nhất quán với nguyên tắc là nhà nước của dân, do dân, vì dân Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện bộ hệ thống pháp luật tạo tiền đề pháp lý bảo đảm quyền con người, trong đó pháp luật có vai trò rất lớn trong việc bảo đảm và thực hiện quyền con người ở nước ta.

Em xin chọn đề tài: “Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay?” để làm rõ thêm vấn đề trên.

B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 – Cơ sở lý luận.

a. Khái niệm về pháp luật.

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội đồng thời bảo vệ địa vị giai cấp thống trị hay giai cấp cầm quyền.

b. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Mục tiêu của sự nghiệp cách mạng là giải phóng con người, vì vậy, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước là bảo vệ quyền con người, giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho mỗi người. Đây có thể coi là một chính sách nhất quán của nhà nước ta. Pháp luật nước ta ra đời chính là sự cụ thể hóa của quan điểm chính sách nhất quán này. Lần đầu tiên về mặt pháp lý, lần đầu tiên khái niệm “quyền con người” được đề cập tại Ðiều 50 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: “ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng…”

c. Quyền con người

Xuất phát từ góc độ triết học và căn cứ vào những vấn đề cơ bản của quyền con người, có thể định nghĩa: quyền con người là những đòi hỏi chính đáng về tự do và những nhu cầu cuộc sống cơ bản cần được đáp ứng của con người.

Xét về mặt lịch sử học thuyết, cơ sở trực tiếp của quyền con người là học thuyết về quyền tự nhiên.

Ngay từ tuổi vị thành niên, Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy những giá trị cao quý của quyền con người là: tự do, bình đẳng, bác ái- những tư tưởng cơ bản nhất trong các bản Tuyên ngôn lịch sử của Cách mạng Mỹ(1776) hay của Pháp(1789) và sau này là bản Tuyên ngôn độc lập do chính Người soạn thảo và đọc tại quảng trường Ba Đình lịch sử đã chứng tỏ môt điều quyền con người là giá trị chung của nhân loại.

2 – Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người.

a. PL là phương tiện chính thức hóa các giá trị xã hội của quyền con người, làm cho quyền con người trở thành ý chí và mục tiêu hành động của xã hội.

vai-tro-cua-phap-luat-trong-viec-bao-dam-bao-ve-quyen-con-nguoivai-tro-cua-phap-luat-trong-viec-bao-dam-bao-ve-quyen-con-nguoi

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com