Xác nhận mức độ khuyết tật sau tai nạn giao thông. Căn cứ xác nhận mức độ khuyết tật: khả năng tự phnhận ục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động.
Xác nhận mức độ khuyết tật sau tai nạn giao thông. Căn cứ xác nhận mức độ khuyết tật: khả năng tự phnhận ục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu hiện là sinh viên năm 4.Cách đây 2.5 năm trước cháu bị té xe và được chẩn đoán bị tendinosis (cháu đi du học và được chẩn đoán bằng tiếng Anh, không biết tiếng Việt là gì), là 1 dạng viêm gân, cộng với các chấn thương gân khác không tên gọi nhất định ở tay phải. Sau 2.5 năm điều trị bằng đủ phương pháp, bệnh vẫn không lui. Cháu thấy đau tay phải từ cẳng tay xuống bàn và ngón tay, thỉnh thoảng lên tới vai hàng ngày, và đau rất dữ, và bị suốt 2.5 năm nay. Tay phải của cháu từ 2.5 năm nay không làm được gì ngoài viết bài và đánh máy (trong thời gian ngắn). Xin cho cháu hỏi bây giờ cháu muốn về nước để xin xác định độ thương tật/ mức độ mất khả năng lao động hoặc giấy chứng nhận khuyết tật có được không ạ? Nếu được thì xin ở đâu, và thủ tục như thế nào?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Nếu bạn xác định được những dấu hiệu khuyết tật của bạn, bên bạn nên thực hiện thủ tục theo quy định của Luật người khuyết tật 2010 như sau:
Để bạn được xác nhận là người khuyết tật, bạn cần làm thủ tục xác định người khuyết tật và Hội đồng xác định mức độ khuyết tật sẽ xác định mức độ khuyết tật của bạn, từ đó đưa ra kết luận về mức độ khuyết tật cũng như xác nhận bạn có đủ tiêu chuẩn hay không? Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thành lập gồm các thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật khuyết tật năm 2010 (Khoản 1 Điều 2 Thông tư 37/2012/TT-BLĐTBXH).
Về thủ tục xác nhận người khuyết tật :
1.Hồ sơ đề nghị xác định, mức độ khuyết tật.
Theo Điều 4 Thông tư 37/2012/TT-BLĐTBXH thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ, bao gồm:
+Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
+ Bản sao các giấy tờ y tế chứng minh về khuyết tật: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có)
+ Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực.
2 .Trình tự, thủ tục thực hiện xác định mức độ khuyết tật.
Theo Điều 2 TT 37/2012/TT/BLĐTBXH, bạn cần thực hiện các trình tự thủ tục sau:
a) Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch này đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú (khi nộp hồ sơ xuất trình sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn).
b)Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
+ Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
+Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp và nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này; lập hồ sơ, biên bản kết luận xác định mức độ khuyết tật của người được đánh giá theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Riêng đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.
c)Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên đây thì Hội đồng tiến hành xác định mức độ khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.
d) Đối với những trường hợp theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật thì Hội đồng cấp giấy giới thiệu và lập danh sách chuyển Hội đồng giám định y khoa thực hiện (qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội).
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Câu hỏi đối với trường hợp hồ sơ, thủ tục suy giảm khả năng lao động thì sẽ căn cứ vào quy định tại khoản 1 điều 5 Thông tư 07/2010/TT-BYT quy định cụ thể như sau.
” Điều 5. Hồ sơ giám định lần đầu
1. Giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định hiện hành. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông;
c) Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo quy định của Bộ Y tế (bản sao) .
d) Giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật do tai nạn lao động.
Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại điểm b, c, d Khoản 1, điều này để Hội đồng GĐYK đối chiếu.”
Điều 5 Thông tư 07/2010/TT-BYT quy định về hồ sơ giám định tỷ lệ thương tật như sau:
“Điều 5. Hồ sơ giám định lần đầu
1. Giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định hiện hành. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông;
c) Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo quy định của Bộ Y tế (bản sao) .
d) Giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật do tai nạn lao động.
Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại điểm b, c, d Khoản 1, điều này để Hội đồng GĐYK đối chiếu.”
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191 để được giải đáp