Xử lý nạn rải đinh như thế nào?

Xử lý nạn rải đinh theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP và “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009.

Xử lý nạn giải đinh như thế nào?

Hiện tượng rải đinh đã và đang xảy ra ở nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã thậm chí là ở các tuyến đường quốc lộ ở nhiều địa phương của nước ta, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông đường bộ trên các tuyến đường đó. Nhiều bài báo hay nhiều người dân gọi đó là “nạn đinh tặc”, bởi lẽ, tình trạng này diễn ra ngày một nhiều và hậu quả của nó gây ra rất khó lường, nhẹ thì người tham gia giao thông có thể bị thương, còn nặng thì người tham gia giao thông có thể bị tử vong. Đây được coi như là một vấn nạn mới của xã hội khi mà hậu quả mà nó gây ra xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân và trước mắt, để xử lý triệt để vấn đề này trong một thời gian ngắn thì quả thực khó. Nhằm hạn chế vấn nạn này hay nói cách khác là đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để trừng trị đích danh loại tội phạm này.

Theo đó, theo quy định tại Điểm a, Khoản 5 và Khoản 6, Điều 11, Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì nếu cá nhân thực hiện hành vi ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ, chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng và buộc phải thu dọn đinh, vật sắc nhọn và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

xu-ly-nan-rai-dinh-nhu-the-naoxu-ly-nan-rai-dinh-nhu-the-nao

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì người thực hiện hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 203, “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung 2009 thì người nào có hành vi đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Trong trường hợp phạm tội tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Với những quy định trên của Nghị định 171/2013/NĐ-CP và “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung 2009 sẽ góp phần giảm thiểu vấn nạn “đinh tặc” này, cũng như đảm bảo an toàn giao thông tốt hơn trên khắp các nẻo đường của Tổ quốc.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com