Xử phạt hành vi trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Cá nhân hoạt động thương mại.
Xử phạt hành vi trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Cá nhân hoạt động thương mại.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi đang sống và làm việc tại quận 12. Nghề nghiệp của gia đình tôi (Chồng và tôi) là may mũ lưỡi trai bằng vải. Đây là nghề may đã có từ rất lâu của nơi tôi đang sinh sống, và cũng là nghề chính nuôi sống cho biết bao người. Trước đây thì không có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến quản lý thị trường kiểm tra ngành nón, nhưng hiện tại thì bên QLTT đang rất gắt gao vào nhà may như chúng tôi để kiểm tra, vì trên logo nón chúng tôi có thêu nhiều thương hiệu như : Nike, Adidas, Levi’s…Và họ đã thu giữ máy móc, rất nhiều mũ. Điều này làm chúng tôi rất lo lắng và hoang mang. Xin hỏi Luật sư : Mũ lưỡi trai có nằm trong danh mục hàng hoá kiểm tra về hàng giả, hàng nhái không? Và gia đình tôi chỉ có 2 vợ chồng làm may thì có phải đăng ký giấy phép kinh doanh không? Và nếu logo trên mũ không phải là logo thương hiệu thì hàng hoá đó có bị tịch thu khôn? Trong trường hợp của tôi nếu bị phạt thì bị phạt bao nhiêu? Rất mong Luật sư tư vấn, tôi xin chân thành cảm ơn?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Nghị định 39/2007/NĐ-CP
– Nghị định 99/2013/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP:
“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
>>> LVN Group tư vấn về hành vi xâm phạm thương hiệu qua tổng đài: 1900.0191
Do gia đình bạn thực hiện việc sản xuất, may tại nhà và đồng thời bán luôn sản phẩm, không thuộc bất kì trường hợp nào kể trên nên cơ sở sản xuất của bạn vẫn phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh. Về việc mũ có thuộc danh mục phải kiểm tra hay không thì đối với bất kì loại hàng hóa nào lưu thông trên thị trường thì cơ quan quản lý thị trường đều có quyền kiểm tra về nguồn gốc xuất xứ hay chất lượng của sản phẩm. Mũ và gia đình bạn sản xuất có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là giả bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, do không biết rõ số lượng mũ mà cơ quan chức năng thu được là bao nhiều nên tùy vào số lượng thu giữ được hoặc giá trị hàng hóa mà sẽ quyết định mức xử phạt, bạn có thể tham khảo các quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP để tham khảo mức phạt. Ví dụ đối với số lượng hàng hóa có giá trị từ 3 triệu trở lên thì theo quy định tại Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:
a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
… “