Ai là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động?

Quy định về việc giao kết hợp đồng lao động? Ai là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động?

Nhu cầu lao động cần có việc làm trong thời buổi hiện nay là rất lớn, chính vì thế mà không hề khó để có thể bắt gặp các hoạt động giao kết hợp đồng lao động giữ người lao động và người sử dụng lao động. Hiểu một cách đơn giản thì có thể hiểu việc giao kết hợp đồng là như thế, Nhưng Luật Lao động năm 2019 mới được ban hành gần đây đã có các quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động? Ai là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung này như sau:

LVN Group tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.0191

Cơ sở pháp lý: Bộ luật lao động 2019

1. Quy định về việc giao kết hợp đồng lao động

Hiện nay, Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì chưa có văn bản pháp luật nào có quy định về định nghĩa khái niệm về giao kết hợp đồng trong lao động. Những dựa trên các quy định về việc giao kết hợp đồng khác thì có thể hiểu một cách đơn giản về giao kết hợp đồng lao động là việc các bên lao đông và bên sử dụng lao động bày tỏ với nhau ý chí về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng lao động trên cơ sở tuân theo nguyên tắc do pháp luật quy định.

Bên cạnh đó, trong Bộ luật Lao động năm 2019 lần đầu tiên quy định trực tiếp về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động. Các nguyên tắc này bao gồm:

Thứ nhất, nguyên tắc tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động được xác định là một trong những nguyên tắc quan trọng để khẳng định hợp đồng lao động theo như quy định của pháp luật này là kết quả thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động, không bên nào ép buộc bên nào giao kết hợp đồng lao động sự tự nguyện là chính. Việc quy định nguyên tắc này nhằm mục đích biểu hiện của yếu tố “tự do” của các chủ thể phù hợp với pháp luật.

Thứ hai, nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động là nguyên tắc khẳng định vị thế ngang nhau của người sử dụng lao động và người lao động khi giao kết hợp đồng lao động.

Thứ ba, nguyên tắc thiện chí, hợp tác trong giao kết hợp đồng lao động chính là điều quyết định việc người sử dụng lao động và người lao động xích lại với nhau, cùng nhau đồng thuận để thiết lập và duy trì quan hệ lao động bằng cách giao kết và thực hiện hợp đồng lao động.

Thứ tư, nguyên tắc không trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội trong giao kết hợp đồng lao động là yêu cầu tất yếu trong việc giao kết hợp đồng lao động.

Như vậy, để các bên tham gia vào quá trình giao kết hợp đồng lao động được tành công thì cần phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí và đặc biệt là quá trình giao kết hợp đồng lao động giữ người lao động và người sử dụng lao động phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. Việc này đã thể hiện được việc pháp luật lao động hiện hành luôn chú trọng đến vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong quá trình tham gia giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.

2. Ai là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động?

Trên cơ sở quy định tại Điều 13 Bộ luật lao động 2019 đã có định nghĩa về khái niệm hợp đồng lao động là: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”. Ngoài ra, trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền

Thứ nhất, một trong những điều dễ nhận thấy nhất, người lao động thực hiện giao kết hợp đồng lao động thì khi có tranh chấp lao động xảy ra, người lao động sẽ được pháp luật bảo vệ tối đa nhất. Nói cách khác, hợp đồng lao động là công cụ pháp lý bảo vệ tối ưu nhất của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc khi xảy ra các sự kiện pháp lý thì người lao động được hưởng những quyền lợi nhất định theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, giao kết hợp đồng lao động đảm bảo quyền lợi tối đa của người lao động.

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận trên ý chí của người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, điều kiện làm việc, bảo hộ lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, trợ cấp, phụ cấp (nếu có), việc tham gia bảo hiểm xã hội và một số vấn đề khác nữa.

Thứ ba, giao kết hợp đồng đảm bảo các lợi ích của việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc đảm bảo quyền lợi của người lao động khi có những sự kiện pháp lý xảy ra như là việc mang thai đối với lao động nữ, ngoài ra còn các trường hợp khác như tai nạn lao động, ốm đau, nghỉ hưu, chết, thất nghiệp,…thì người lao động được nhận tiền bảo hiểm xã hội hay còn gọi là trợ cấp, được tính dựa trên thời gian tham bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì không phải bất cứ ai cũng có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động. Mà những đối tượng được quy định tại Điều 18 Bộ luật lao động 2019 thì mới có thẩm quyền giao kêt hợp đồng này. Do đó, những đối tượng được giao kết hợp đồng được quy định cụ thể như sau:

“1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động”.

Như vậy, thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động được xác định trong quy định này là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng mà Bộ luật Lao động năm 2019 đã cho rằng là vấn đề quyết định tới hiệu lực của hợp đồng. Chính vì thế, ngoài việc quy định thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động của người lao động ra thì cũng có quy định về người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; Mỗi loại hình doanh nghiệp cùng mỗi doanh nghiệp đều có người đại diện theo pháp luật, đây là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện giao dịch, các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch, trong đó có giao kết hợp đồng lao động.

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; Những người này có thể không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhưng vẫn có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động.

– Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; Do những tổ chức này không có tư cách pháp nhân nên không có người đứng đầu cơ quan, tổ chức, tuy vậy vẫn có người đại diện, người này hoặc người được ủy quyền của người này chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng lao động với người lao động

– Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên; Nhóm người này có thể trực tiếp thực hiện giao kết hợp đồng hoặc trở thành người được ủy quyền trong trường hợp nhóm người từ đủ 18 tuổi muốn giao kết hợp đồng về công việc mùa vụ, dưới 12 tháng. Đây cũng là nhóm người lao động cơ bản, chủ yếu, là những người có đầy đủ khả năng giao kết hợp đồng lao động dựa trên sự tự do ý chí của bản thân.

– Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó: Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được coi là người chưa thành niên nhưng đã có thể tự mình tham gia vào quan hệ lao động, nhóm người này chỉ cần sự đồng ý chứ không cần sự can thiệp ý chí quá mạnh mẽ của người đại diện theo pháp luật.

– Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó Đây là nhóm người lao động thực hiện các công việc nhẹ và cần đảm bảo phát triển thể chất tinh thần dù tham gia vào quan hệ lao động, vì vậy, người chưa đủ 15 tuổi cần có người đại diện theo pháp luật (bố, mẹ) chịu trách nhiệm giao kết hợp đồng cùng.

– Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động. Những người này là phải là người đủ 18 tuổi, có khả năng chịu trách nhiệm đối với hợp đồng lao động, với người sử dụng lao động, và những người lao động khác trong nhóm đã ủy quyền cho người này giao kết hợp đồng.

Từ những quy định được nhắc đến ở trên thì có thể thấy rằng đối với hợp đồng nói chung và hợp đồng lao động nói riêng, nếu hợp đồng lao động này không được giao kết đúng thẩm quyền được Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu toàn phần. Đối với một hợp đồng mà đã bị xem là vô hiệu toàn phần thì nó không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm giao kết. Ngoài ra, đối với hợp đồng vô hiệu thì cũng không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm giao kết bởi vì đối tượng không thuộc thẩm quyền thực hiện việc giao kết. Chính vì sự không hiểu biết đầy đủ về pháp luật này mà đã dẫn đến nếu xảy ra tranh chấp thì không thể dựa vào hợp đồng giao kết mà không đúng thẩm quyền, các quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận cũng không có giá trị

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com