Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là gì? Đối tượng và phạm vi của bảo hiểm?

Tìm hiểu về bảo hiểm gián đoạn kinh doanh? Đối tượng và phạm vi bảo hiểm gián đoạn kinh doanh? Một số vấn đề khác liên quan về bảo hiểm gián đoạn kinh doanh?

Hiện nay, tình trạng các cuộc gọi bán bảo hiểm tràn lan và đã gây phiền nhiễu, khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái, ngán ngẩm và bỏ qua những ý nghĩa thực sự của bảo hiểm. Thực chất, các loại bảo hiểm từ khi ra đời cho đến nay đều có những ý nghĩa và đóng vai trò quan trọng đối với xã hội. Một trong số đó chúng ta có thể kể đến bảo hiểm gián đoạn kinh doanh.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

1. Tìm hiểu về bảo hiểm gián đoạn kinh doanh:

Định nghĩa bảo hiểm gián đoạn kinh doanh:

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh được hiểu cơ bản chính là loại bảo hiểm được tạo lập nhằm mục đích để có thể khôi phục lại tình trạng tài chính của các chủ thể là những người được bảo hiểm như trước khi xảy ra tổn thất trong một thời gian nhất định.

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sẽ bảo hiểm cho những mất mát về lợi nhuận gộp do sự giảm sút về doanh thu hoặc gia tăng về chi phí kinh doanh, gây ra do việc gián đoạn hoạt động kinh doanh của người được bảo hiểm do các rủi ro được bảo hiểm ở phần thiệt hại vật chất gây ra.

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh ra đời không bảo hiểm cho bất cứ mất mát nào được gây ra từ tổn thất phát sinh từ bất cứ một trong các sự cố sau, cụ thể là:

– Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh ra đời không bảo hiểm cho bất cứ mất mát nào được gây ra từ tổn thất phát sinh từ việc đốt tài sản theo lệnh của Cơ quan chức năng.

– Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh ra đời không bảo hiểm cho bất cứ mất mát nào được gây ra từ tổn thất phát sinh từ việc cháy ngầm dưới lòng đất.

– Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh ra đời không bảo hiểm cho bất cứ mất mát nào được gây ra từ tổn thất phát sinh từ việc nổ cho dù nó được gây ra bởi Cháy hoặc bởi các nguyên nhân khác trừ phi được quy định cụ thể trong đơn bảo hiểm.

– Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh ra đời không bảo hiểm cho bất cứ mất mát nào được gây ra từ tổn thất phát sinh từ việc tổn thất đối với tài sản gây ra bởi sự lên men của chính nó, sự nóng tự nhiên hoặc hành động tự ý đốt cháy hoặc vì tài sản đang trong quá trình sấy khô hoặc làm nóng,

– Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh ra đời không bảo hiểm cho bất cứ mất mát nào được gây ra từ tổn thất phát sinh từ việc mất mát hay tổn thất gây ra trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các chất của vũ khí nguyên tử.

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh trong tiếng Anh là gì?

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh trong tiếng Anh là Business interruption insurance.

2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm gián đoạn kinh doanh:

2.1. Đối tượng bảo hiểm:

Thông qua khái niệm được nêu trên, ta nhận thấy, đối tượng của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh thực chất chính là những thiệt hại về lợi nhuận và các chi phí cố định không được bù đắp khi doanh nghiệp bị đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Những thiệt hại về lợi nhuận và chi phí cố định sẽ được tính trong quãng thời gian kể từ khi doanh nghiệp bị tổn thất phải xây dựng lại nhà xưởng và lắp đặt lại các trang thiết bị máy móc và khoản lợi nhuận bị mất trong quãng thời gian mà doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng doanh nghiệp đó lại ch­ưa đạt được mức lợi nhuận tại thời điểm trước khi xảy ra tổn thất. Ngoài ra các chi phí phụ thêm nhằm mục đích để có thể hạn chế những thiệt hại về lợi nhuận do tổn thất gây ra, cũng là đối tượng của nghiệp vụ bảo hiểm này. Như­ vậy, ta nhận thấy rằng, đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ này bao gồm:

– Đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ này đó là lợi nhuận trong sản suất kinh doanh của các chủ thể là những người được bảo hiểm.

– Đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ này đó là các chi phí cố định bắt buộc.

– Đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ này đó là các chi phí cố định phát sinh (tiền thuê nhà tạm để thay thế trong thời gian chờ xây dựng lại nhà xưởng).

2.2. Phạm vi bảo hiểm:

Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh đó là:

– Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sẽ ồi thường cho những mất mát về lợi nhuận kinh doanh và các chi phí cố định (nếu có) của người được bảo hiểm vẫn phải tiếp tục chi trả trong khi hoạt động kinh doanh đã bị đình trệ hoặc bị ảnh hưởng do các thiệt hại vật chất bất ngờ xảy ra đối với những tài sản được bảo hiểm.

– Ngoài ra các chủ thể là những người bảo hiểm sẽ bồi thường thêm cho các chủ thể là những người được bảo hiểm các chi phí bổ sung khác để nhằm mục đích có thể giảm thiểu tổn thất do hậu quả của việc kinh doanh bị ảnh hưởng. Ví dụ cụ thể như các chi phí tạm thuê nhà xưởng, máy móc, tăng ca, chi phí vận chuyển khẩn cấp…

– Các chi phí không trực tiếp giảm thiểu tổn thất do gián đoạn kinh doanh thì sẽ chỉ được bồi thường khi có thỏa thuận riêng giữa các chủ thể là người bảo hiểm và các chủ thể là người được bảo hiểm.

3. Một số vấn đề khác liên quan về bảo hiểm gián đoạn kinh doanh:

3.1. Thời hạn bồi thường:

– Thời hạn bồi thường của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh thông thường sẽ là 12 tháng, tuy nhiên các chủ thể là người được bảo hiểm có thể yêu cầu thời hạn bồi thường dài hoặc ngắn hơn.

– Thời hạn bồi thường được hiểu cơ bản chính là khoảng thời gian gián đoạn kinh doanh mà các chủ thể là người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho các chủ thể là người được bảo hiểm phần lợi nhuận ròng và chi phí cố định (nếu có) mà các chủ thể là người được bảo hiểm bị mất trong khoảng thời gian gián đoạn kinh doanh.

Lưu ý rằng thời hạn này sẽ được tính từ thời điểm xảy ra tổn thất cho đến thời điểm sản xuất kinh doanh của người được bảo hiểm trở lại hoạt động bình thường nhưng không vượt quá thời hạn bồi thường tối đa.

3.2. Số tiền bảo hiểm gián đoạn kinh doanh:

– Đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh trên thực tế sẽ chỉ được cấp sau đơn thiệt hại vật chất.

– Số tiền bảo hiểm được tính dựa trên cơ sở lợi nhuận kinh doanh mà các chủ thể là những người được bảo hiểm đã có thể đạt được nếu không có tổn thất vật chất và gián đoạn kinh doanh.

– Số tiền bảo hiểm sẽ ít nhất phải bằng lợi nhuận kinh doanh của 01 năm trong trường hợp ngay cả khi thời hạn bồi thường nhỏ hơn 01 năm.

– Nếu thời hạn bồi thường lớn hơn 01 năm thì số tiền bảo hiểm là lợi nhuận kinh doanh hàng năm sẽ được nhân theo tỷ lệ tương ứng.

– Số tiền bảo hiểm được tính dựa vào số liệu hiện có được và dự đoán khuynh hướng kinh doanh của doanh nghiệp và số tiền bảo hiểm cũng có xét đến khuynh hướng kinh doanh của năm tiếp theo do tổn thất có thể xảy ra vào ngày cuối cùng của hiệu lực đơn bảo hiểm.

3.3. Thủ tục bồi thường của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh:

Hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau:

– Yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.

– Giấy chứng nhận bảo hiểm.

– Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.

– Biên bản giám định nguyên nhân tổn thất của cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

– Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.

– Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Công ty bảo hiểm (nếu có).

Thời hạn yêu cầu bồi thường và thanh toán tiền bảo hiểm được quy định như sau:

– Thời hạn yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là một năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

– Thời hạn thanh toán tiền bồi thường của công ty bảo hiểm là mười lăm ngày kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp khi cần phải tiến hành xác minh hồ sơ, thời hạn thanh toán tiền bồi thường không quá bốn mươi lăm ngày.

– Trong trường hợp từ công ty bảo hiểm chối bồi thường, công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm cần phải thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm biết lý do trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường.

Thông qua những phân tích nêu trên, ta nhận thấy:

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh được hiểu cơ bản chính là loại bảo hiểm gắn liền với bảo hiểm thiệt hại vật chất (bao gồm bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản…) nên loại hình bảo hiểm gián đoạn kinh doanh  này và bảo hiểm thiệt hại vật chất thông thường được thu xếp với cùng một công ty bảo hiểm.

Bảo hiểm thiệt hại vật chất thực chất chính là tiền đề của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Cũng chính bởi vì vậy khiếu nại đòi bồi thường theo đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sẽ chỉ được xem xét khi khiếu nại đòi bồi thường thuộc đơn bảo hiểm thiệt hại vật chất được chấp nhận.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com