Tìm hiểu về bảo lãnh theo quy định của pháp luật Việt Nam? Bảo lãnh gián tiếp là gì? Tìm hiểu về bảo lãnh gián tiếp?
Hiện nay để nhằm mục đích có thể đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và đảm bảo tính pháp lý thì pháp luật các quốc gia đã quy định chi tiết về các trường hợp mang tính đảm bảo. Và bảo lãnh được xem là hình thức đảm bảo cho các bên và được sử dụng phổ biến hiện nay đặc biệt trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo lãnh gián tiếp là một trong số đó.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191
1. Tìm hiểu về bảo lãnh theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Điều 335 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bảo lãnh như sau:
– Bảo lãnh được hiểu cơ bản chính là việc người thứ ba ( bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền ( bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ ( bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
– Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh sẽ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Như vậy, từ điều luật cụ thể bên trên, ta có thể hiểu bảo lãnh là hành vi cam kết của người thứ ba thay cho bên thực hiện nghĩa vụ đối với một cá nhân hay tổ chức khác. Theo đó, nếu chủ thể là bên có nghĩa vụ đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà không tiến hành hoặc thực hiện không đúng thì chủ thể là bên bảo lãnh sẽ phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đó theo đúng với cam kết.
Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng cho phép đối với trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ. Trong trường hợp cụ thể này thì các cá nhân phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập.
Chủ thể là bên có quyền sẽ có thể yêu cầu bất kỳ ai trong số những chủ thể là những người bảo lãnh liên đới sẽ cần phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Khi một người trong số những chủ thể là người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì chủ thể đã thực hiện bảo lãnh sẽ có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với chính bản thân mình theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Chủ thể của bảo lãnh bao gồm các đối tượng sau đây:
– Thứ nhất, bên bảo lãnh:
Bên bảo lãnh có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Trong trường hợp nếu là cá nhân, bên bảo lãnh có thể bao gồm nhiều cá nhân. Khi nhiều người cùng thực hiện bảo lãnh một nghĩa vụ thì các chủ thể thực hiện bảo lãnh sẽ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập. Bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, trừ trường hợp các bên thỏa thuận mỗi người bảo lãnh chỉ phải thực hiện một phần nghĩa vụ.
Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho chủ thể là bên được bảo lãnh thì chủ thể đó sẽ có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình. Khi một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới lại được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác sẽ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.
– Thứ hai, bên nhận bảo lãnh:
Bên nhận bảo lãnh có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Trong trường hợp nếu là cá nhân, chủ thể là bên nhận bảo lãnh có thể bao gồm nhiều cá nhân. Chủ thể là bên nhận bảo lãnh chính là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ với chủ thể là bên được bão lãnh.
Đối với trường hợp nếu chủ thể là bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì chủ thể là bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với chủ thể là bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Khi một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho chủ thể là bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì trong trường hợp đó chủ thể là bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những chủ thể là những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.
– Thứ ba, bên được bảo lãnh:
Bên được bảo lãnh có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Nếu là cá nhân, chủ thể là bên được bảo lãnh sẽ có thể bao gồm nhiều cá nhân. Chủ thể là bên được bảo lãnh là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ với chủ thể là bên được bão lãnh. Bên được bảo lãnh sẽ có nghĩa vụ hoàn trả đối với bên bảo lãnh.
Chúng ta cũng cần lưu ý rằng, bên được bảo lãnh luôn là đối tượng có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp bảo lãnh đó. Các chủ thể đó cũng có thể biết hoặc không biết về xác lập quan hệ bảo lãnh để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng đều phải hoàn trả cho chủ thể là bên bảo lãnh các lợi ích mà bên đó đã thay mình thực hiện với bên kia.
2. Tìm hiểu về bảo lãnh gián tiếp:
2.1. Bảo lãnh gián tiếp:
Ta hiểu về bảo lãnh gián tiếp như sau:
Bảo lãnh gián tiếp được hiểu cơ bản chính là hoạt động bảo lãnh mà trong đó, các chủ thể là người xin bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng ở nước mà người thụ hưởng (gọi là ngân hàng bảo lãnh) phát hành như bảo lãnh (gọi là bảo lãnh chính hay bảo lãnh gốc) và chuyển cho các chủ thể là người thụ hưởng.
Để nhằm mục đích bảo lãnh gián tiếp có hiệu lực, thì ngân hàng chỉ thị sẽ cần phải phát hành một thư bảo lãnh cho ngân hàng bảo lãnh hưởng. Thư bảo lãnh giữa hai ngân hàng này được gọi là thư bảo lãnh đối ứng hay bảo lãnh giáp lưng (Counter Guarantee or Back – to – Back Guarantee).
Nội dung và các điều khoản của thư bảo lãnh đối ứng sẽ cần phải giống với nội dung và các điều khoản của thư bảo lãnh gốc.
Trong trường hợp khi mà xảy ra vi phạm hợp đồng, thứ tự bồi hoàn sẽ được thực hiện cụ thể như sau: Chủ thể là người thụ hưởng sẽ truy đòi ngân hàng bảo lãnh; sau đó ngân hàng bảo lãnh truy đòi ngân hàng chỉ thị; và cuối cùng, ngân hàng chỉ thị thực hiện truy đòi người yêu cầu bảo lãnh.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, trong bảo lãnh gián tiếp có bốn bên tham gia cụ thể đó là:
– Thứ nhất: Người xin bảo lãnh (Principal).
– Thứ hai: Ngân hàng chỉ thị (Instructing Bank): Là ngân hàng ở nước người xin bảo lãnh.
– Thứ ba: Ngân hàng bảo lãnh (Issuing Bank): Là ngân hàng ở nước người thụ hưởng.
– Thứ tư: Người thụ hưởng (Beneficiary).
Bảo lãnh gián tiếp trong tiếng Anh là gì?
Bảo lãnh gián tiếp trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Indirect Guarantee.
2.2. Bảo lãnh gián tiếp trong ngoại thương:
Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp trong ngoại thương
Trong đó:
(1) Hợp đồng gốc (hợp đồng ngoại thương).
(2) Trên cơ sở hợp đồng gốc, khách hàng sẽ có quyền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chỉ thị cho ngân hàng đại lí phát hành thư bảo lãnh và chuyển cho chủ thể là người thụ hưởng.
(3) Ngân hàng chỉ thị sẽ phát hành thư bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng bảo lãnh hưởng.
(4) Ngân hàng bảo lãnh sẽ phát hành thư bảo lãnh và chuyển cho chủ thể là người thụ hưởng.
Theo tập quán, ngân hàng bảo lãnh sẽ soạn nội dung và gửi mẫu thư bảo lãnh để từ đó ngân hàng chỉ thị chấp nhận. Bởi vì ở ngay cùng quốc gia với ngân hàng bảo lãnh, nên quyền lợi của chủ thể là người thụ hưởng sẽ được bảo vệ chắc chắn hơn.
Ví dụ cụ thể như sau:
Công ty A xuất khẩu gạo sang Philippines. Chủ thể là nhà nhập khẩu yêu cầu phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng do một ngân hàng thương mại tại Philippines phát hành. Công ty A yêu cầu một ngân hàng thương mại Việt Nam ra chỉ thị cho một ngân hàng thương mại ở Philippines phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho người nhập khẩu hưởng.
Với bảo lãnh này, chủ thể là nhà nhập khẩu vừa được bảo vệ mình trước những rủi ro từ phíaCông ty A và cả những rủi ro có thể từ phía ngân hàng thương mại Việt Nam.