Bảo vệ đa dạng sinh học (Biodiversity protection) là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh? Thực trạng đa dạng sinh học hiện nay? Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học? Các yếu tố tác động đến đa dạng sinh học?
Hiện nay, các quốc gia đều dành một sự quan tâm đặc biệt đến một vấn đề đó chính là bảo vệ đa dạng sinh học. Bởi lẽ, để phục vụ cho nhu cầu phát triển, con người đã không ngừng khai thác tài nguyên từ thiên nhiên một cách quá mức. Vậy, bảo vệ đa dạng sinh học là gì? Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học?
1. Bảo vệ đa dạng sinh học là gì?
Để hiểu được bảo vệ đa dạng sinh học là gì thì tác giả xin giới thiệu đến các bạn đọc hiểu vệ khái niệm đa dạng sinh học là gì?
Đa dạng sinh học được hiểu đơn giản là sự phong phú, giàu có về số lượng loài sinh vật, nhiều loại sinh vật được sinh sản với số lượng nhiều và đa dạng, biến chủng thành nhiều loại có ích cho môi trường sinh học. Cụ thể được thể hiện qua những con số thống kê về lượng loài sinh vật sinh sản, sự xuất hiện của những loài mới. Và hiện nay với mức độ khai thác ngày càng gia tăng đã kéo theo nhiều loài sinh vật bị giảm số lượng, nhiều loài bị tuyện chủng vì con người khai thác, tìm kiếm, săn bắt những loài quý hiểm hoặc khai thác không đúng cách.
Chính vì vậy, bảo vệ môi trường được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Theo đó, bảo vệ đa dạng sinh học chính là việc bảo vệ sự phong phú, đa dạng của các loài sinh vật trong hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo cho hoạt động khai thác, sử dụng của con người hạn chế những ảnh hưởng cũng như đưa ra những biện pháp cải thiện môi trường sinh học cho sự cân bằng của các hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống tự nhiên được tốt nhất.
2. Bảo vệ đa dạng sinh học trong tiếng Anh là gì?
Bảo vệ đa dạng sinh học được dịch sang tiếng Anh như sau: Biodiversity protection
3. Thực trạng đa dạng sinh học hiện nay:
Một vấn đề hiện hữu ngay trước mắt chúng ta hiện nay thể hiện sự đa dạng của sinh vật đó chính là số lượng những loài sinh vật quý hiếm đang bị tuyệt chủng, nhiều loài có nguy cơ rơi vào tình trạng tuyệt chủng. Những con số này đã được thống kê và đưa lên trên các báo đài truyền hình cho người dân cùng nhận thức được sự suy đe dọa của con người đối với môi trường tự nhiên.
Theo dự tính của các chuyên gia cho rằng tình trạng cá biển hay san hô sẽ bị suy thoái và cạn kiệt nghiêm trọng có thể xảy ra tại các khu vực châu Á và Thái Bình Dương đầu tiên, trong đó dự tính cho rằng cá có thể bị cạn kiệt trong một vài năm tới cho đến năm 2048 nếu như ý thức đánh bắt, khai thác của con người không thay đổi và được nâng cao. Tại nước ta chúng ta có thể thấy cá là một loài sinh vật biển được đa số người dân nước ta làm món ăn chính tại mỗi bữa cơm gia đình. Chính vì vậy, mà số lượng khai thác để sử dụng cho mục đích tiêu dùng ngày càng cao sẽ kéo theo nhiều loài cá không thể sinh sôi kịp thời để phục vụ cho đời sống con người. Đồng thời 90% các loài san hô sẽ bị suy thoái nghiêm trọng từ nay cho đến những năm sau do những yếu tố khách quan của tự nhiên về tình hình biến đổi khí hậu và tình trạng ô nhiễm môi trường biển.
Nguy cơ mất đi từ khoảng 15% động thực vật là con số tối thiểu mà các nhà chuyên gia thống kê được. Đây chỉ mới là con số thống kê dự tính cho tình hình đang diễn ra thực tế đối với cuộc sống hằng ngày.
Một số loài chim và động vật có vú giảm đến 50%. Đây thực sự là con số đáng báo động, là cơ sở để xác nhà khoa học và các nước khi muốn tìm hướng khắc phục sự mất đa dạng sinh học là gì, đặc biệt sự sụt giảm của các loài chim và động vật có vú xảy ra mạnh mẽ ở khu vực châu phi hiện nay có thể đang gặp phải nguy cơ đã và đang bị tuyệt chủng. Khi đời sống con người tại các vùng này chưa được nâng cao họ chỉ phụ thuộc và nguồn thức ăn chính là động vật và những loài này thường sẽ dễ săn bắt và phục vụ cho đời sống con người được tốt hơn nên số lượng những loài vật có vú tại các vùng này đang có xu hướng giảm nhanh. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) thì hiện nay có đến 7.291 trong tổng số 47.677 loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng, trong đó bao gồm 21% động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 35% động vật không xương sống và 70% loài thực vật.
4. Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn, bảo vệ sự tối đa sự hoang dã của khu bảo tồn, vườn quốc gia
Theo Công ước đa dạng sinh học mà Việt Nam tham gia vào và trở thành thành viên thì một trong những biện pháp bảo tồn hiệu quả nhất đó chính là phương thức bổ sung cho nỗ lực thành lập nhiều khu bảo tồn sinh vật tự nhiên. Đa phần những khu vực xây dựng hệ thống khu bảo tồn được công nhận và nhà nước ủng hộ đó chính là các khu rừng đặc dụng thuộc sự quản lý của Bộ Lâm nghiệp. Việc đưa các loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng tại các khu rừng vào các khu bảo tồn có hiệu quả giúp hạn chế và bảo vệ được sự đánh bắt vô tội vạ của người dân.
- Giữ gìn vùng triền biển ở trạng thái tự nhiên, bảo vệ tốt rặng san hô và thảm cỏ biển
Môi trường biển được xem như là nguồn cung ứng thực phẩm sinh sống chính của người dân nước ta và thế giới, chính vì vậy việc bảo vệ nguồn biển ở trạng thái tự nhiên là điều vô cùng cần thiết đối với đời sống của người dân. Hiện nay, vấn đề xả rác thải chưa được xử lý ra ngoài môi trường được xem là một trong những vấn đề thường hay xảy ra. Chính vì, nhiều hệ sinh thái biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều loại có nguy cơ bị hạn chế số lượng. Chính vì vậy, chính quyền cần ban hành những chính sách quy định về cân nặng, kích cỡ và thể trạng được đánh bắt đối với những loại hải sản để có thể bảo vệ được những loại hải sản đang trong quá trình sinh sản, hoặc kích cỡ còn quả nhỏ…từ đó gây suy giảm số lượng sinh vật biển và thời gian phục hồi không có.
- Bảo tồn các khu đất ngập nước, tạo sự thuận lợi phát triển sinh học đồng ruộng
Theo thống kê thì những khu rừng ngập nước có số lượng sinh sản ra những loại động vật nhanh. Và tỷ lệ đánh bắt khai thác của người dân tại các khu vực này cũng bị khai thác một cách thiếu khoa học, vô tội vạ. Đồng thời số lượng những chất hóa học đươc sử dụng trong nông nghiệp cũng được thải trực tiếp ra môi trường. Chính vì vậy, Nhà nước ta cần tích cực ban hành những chính sách quy định rõ môi trường, khu vực được khai thác để hạn chế số lượng đánh bắt của người dân. Kết hợp nhiều phương pháp nuôi trồng xen canh, như vừa trồng lúa vừa nuôi cua, xen kẽ những bờ mượn, kênh rạch để nuôi những loại thủy sản sống dưới bùng, lầy, nước thấp…Bên cạnh đó, kết hợp trông cây có thể sống được tại các kênh, rạch,…vừa thu hút nguồn sinh vật sống dưới nước, vừa đem lại nguồn thức ăn phong phú…
- Bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu dân cư. Nhiều người cho rằng chỉ cần phát triển sinh vật tại các khu vực có đất nhiều hay các vùng chuyên canh,..nhưng thật ra việc phát triển sinh vật nhất là cây trồng tại các khu đô thị, các vùng dân cư cũng là một yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và tăng số lượng sinh vật của địa phương, thu hút được những loại sinh vật khác như chim, sóc, một số loại bò sát đến sinh sống và phát triển.
- Trồng nhiều loại cây tốt hơn 1 loại cây, kết hợp xen kẽ nhiều loại cây trồng trên một loại đất canh tác. Như phân tầng trồng cây dựa theo khả năng sinh trưởng của từng loại cây để có thể tạo được số lượng cây trồng giúp tăng năng suất và sự đa dạng sinh vật…
- Canh tác ruộng bậc thang ở nơi đất dốc, việc canh tác ruộng bậc thang theo hình thức này đã hạn chế được nhiều hậu quả cũng như tận dụng được địa hình để phù hợp với tình hình, canh tác ruộng bậc thang vừa tăng năng suất vừa giúp bảo vệ được vấn đề sạc lỡ đất, gây tốn thất nghiệp trong đến tính mạng, tài sản của người dân..
- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp vùng cửa sông, đây là mô hình được nhiều người dân áp dụng và cũng mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho quá trình tăng số lượng sinh vật,đồng thời hạn chế được những loại chất, rác thải gây hại đến môi trưởng biển.
- Kiểm soát chặt chẽ cây con biến đổi gen, nhiều loại cây có tính biến đổi gen mạnh đã sản sinh ra nhiều giống cây trồng lạ, mang lại hiệu sức sản xuất.
5. Các yếu tố tác động đến đa dạng sinh học:
Thứ nhất, ô nhiễm môi trường có tác động đến đa dạng sinh học
Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đang ở mức báo động, những hiểm họa do ô nhiễm rất đa dạng từ “không thể nhìn thấy” thuốc bảo vệ thực vật và chất thải công nghiệp “đầu độc” các con sông và tích tụ trong hệ sinh vật cho đến “không thể ăn được”: Tại những vùng nông thôn, đặc biệt là những vùng canh tác nông nghiệp, người dân sử dụng hóa chất
Hàng năm, chúng ta đều thấy trên các báo đài đều đưa tin một số loài chim, rùa biển có dấu hiệu bị chết do ăn phải những chất thải do chính con người xả xuống biển cả như bọc nilon, ống hút, chai nhựa, dầu,…. Phân hóa học và nước thải sinh hoạt thâm nhập nguồn nước và tạo điều kiện cho tảo sinh sôi và các vùng biển chết (do không có ôxy) hình thành. Bên cạnh đó, khí CO2 do các nhà máy xí nghiệp xả ra ngoài môi trường ngày càng nhiều gây hiện tượng ấm nóng toàn cầu cũng là một chất gây ô nhiễm, gây acid hóa các đại dương và có nguy cơ xóa sổ các rặng san hô giàu tính đa dạng sinh học
Thứ hai, tình trạng biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học
Từ khi con người xuất hiện trên thế giới thì tình trạng biến đổi khí hậu đang có dấu hiệu tăng cao, đe dọa đến tính đa dạng sinh học. Khi thiết lập mạng lưới các khu bảo tồn tự nhiên trên toàn cầu hiện nay, các nhà bảo vệ môi trường cũng lưu tâm đến diễn biến khí hậu.