Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự vô hiệu là gì? Người thứ ba ngay tình được quy định như thế nào? Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu?

Trong quy định của một giao dịch dân sự thông thường thì sẽ được xác định theo hai chủ thể giao dịch. Nhưng đối với những giao dịch dân sự có sự xuất hiện của người thứ ba dù là ngay tình hay không ngay tình thì giao dịch dân sự này đều dược xác định là vô hiệu. Bởi vì, người thứ ba trong giao dịch này hay trước đó được biết đến là người đại diện mà vượt quá phần việc mà được giao đại diện  thì sẽ trở thành người thứ ba trong giao dịch dân sự vô hiệu. Vậy pháp luật dân sự hiện hành quy định như thế nào trong việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Hãy cùng Luật LVN Group tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiết dưới đây:

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Dăn sự năm 2015.

1. Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Căn cứ để biết về giao dịch dân sự vô hiệu thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về quy định của giao dịch dân sự là gì? Bởi vậy, theo quy định tại điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự là: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Từ quy định về giao dịch dân sự tại điều luật này có thể xác định kết quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Do đó, thì giao dịch dân sự còn được biết đến như là một sự kiện pháp lí làm phát sinh hậu quả pháp lí. Tuỳ từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.

Không những thế mà hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định được xác định là một gia dịch, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định. Do vậy, cá thể xác định giao dịch dân sự vô hiệu khi không có một trong các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, với các điều kiện cụ thể:

Một là, Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

Hai là, Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

Ba là, Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Bốn là, Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Cuối cũng là  các trường hợp khác do Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định.

Như vậy, những quy định về điều kiện của giao dịch dân sự vô hiệu được nêu ở trên giúp chúng ta hiểu biết thêm về giao dịch dân sự vộ hiệu có ‎ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thiết lập trật tự kỷ cương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và nhà nước; bảo đảm an toàn pháp l‎ý cho các chủ thể trong giao lưu dân sự.

2. Người thứ ba ngay tình được quy định như thế nào?

Các quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình đã được đề cập trong quy định của pháp luật Dân sự của Việt Nam từ Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự hiện hành năm 2015. Tuy nhiên, cả ba Bộ luật này đều chưa ra được khái niệm thế nào là người thứ ba ngay tình. Theo Điều 180 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về chiếm hữu ngay tình là “việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”. Tại Điều 181 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chiếm hữu không ngay tình là “việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”.

Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì: “Người thứ ba ngay tình khi tham gia giao dịch dân sự vô hiệu là người được chuyển giao tài sản thông qua giao dịch mà họ không biết, không buộc phải biết tài sản đó do người chuyển giao cho họ thu được từ một giao dịch dân sự vô hiệu”.

Như vậy, có thể hiểu người thứ ba ngay tình trong pháp luật dân sự là người chiếm hữu tài sản nhưng không biết hoặc không thể biết rằng việc chiếm hữu tài sản của bản thân là không có bất kỳ căn cứ pháp luật. Họ không biết rằng họ đang thực hiện giao dịch với một người không có quyền định đoạt đối với tài sản đang được giao dịch. Có thể thấy người ngay tình hoàn toàn không có lỗi khi tham gia vào giao dịch. Vì vậy, pháp luật dân sự hiện hành đã đưa ra biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong quá trình thực hiện giao dịch dân sự, trong trường hợp giao dịch dân sự dẫn đến vô hiệu không do lỗi của người thứ ba.

3. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

Trên cơ sở quy định của pháp luật Dân sự vó nhắc đến việc bảo đảm quyền lợi chính đáng của người thứ ba ngay tình và sự ổn định trong các giao dịch dân sự của xã hội hiện nay, các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ người thứ ba ngay tình sửa đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Dựa theo đó, như quy định tại Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015, người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu được bảo vệ trong các trường hợp sau: “Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.

2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.

3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại, nếu có.”

Như vậy, theo như quy định tại khoản 2, Điều 133  giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản được sử dụng để thực hiện giao dịch dân sự và đã được các bên trong giao dịch này đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm tài sản cho giao dịch này, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu. Điều này trong Bộ luật Dân sự được xác định là một quy định có tính hợp lý và rất cần thiết để bảo đảm an toàn, ổn định pháp lý cho các giao dịch dân sự, tránh rủi ro bất khả kháng, không có khả năng kiểm soát, giúp doanh nghiệp và người dân yên tâm khi giao dịch đối với các tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, quy định bảo vệ người thứ ba ngay tình trong quy định nói trên, nhận thấy được vấn đề có nguy cơ gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu. Do đó, tong trường hợp này, thì vấn đề tiếp theo sẽ được giải quyết theo cơ chế kiện bồi thường thiệt hại đối với người có lỗi. Cái khó nhất trong trường hợp này là, phần lớn toàn bộ hoặc một phần lỗi thuộc về các cơ quan nhà nước, nhưng lại rất khó đòi bồi thường thiệt hại từ cơ quan nhà nước.

Hơn nữa, pháp luật dân sự hiện hành ưu tiên bảo vệ quyền lợi và lợi ích chủ sở hữu nhưng những quy định về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình tạo một cơ chế điều hòa lợi ích giữa chủ sở hữu và người thứ ba ngay tình. Bởi vậy, mà việc có các quy định về việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể tham gia giao dịch.  Song pháp luật cũng đã quy định về việc đảm bảo cân đối quyền lợi giữa chủ sở hữu và người thứ ba ngay tình có mục đích bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu hợp pháp trên tài sản, quyền lợi chính đáng, hợp lý hợp pháp của các bên tham gia giao dịch đồng thời xem xét đến việc đảm bảo tính ổn định của quan hệ dân sự, tránh những xáo trộn không cần thiết, khuyến khích các chủ thể tự bảo vệ quyền lợi của mình, góp phần xây dựng ý thức pháp luật của các bên trong quan hệ dân sự.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com