Bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải?

Bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải? Thủ tục bắt giữ tàu biển?

Như chúng ta thấy, việc bắt giữ người hay bắt giữ các phương tiện lưu thông diễn ra có thể được tính là trong ngày đặc biệt là trong giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đối với việc vận tải đường biển thì việc bắt giữ tàu biển với mục đích để đảm bảo trong việc giải quyết khiếu nại xảy ra có thể là giữa hành khách, đối tác hoặc có thể là giữa các tàu với nhau.

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải?

Bắt giữ tàu biển trong tiếng Anh được gọi là Ship Arrest và được pháp luật quy định bắt giữ tàu biển là một thủ tục trong pháp luật dân sự, áp dụng lệnh bắt giữ không cho tàu biển hoạt động theo quy định của pháp luật.

Cụ thể trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định như sau: “Bắt giữ tàu biển là việc không cho phép tàu biển di chuyển hoặc hạn chế di chuyển tàu biển bằng quyết định của Tòa án để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp.

Bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải được hướng dẫn tại Điều 144 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2017, theo đó:

– Việc tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải đã được thả hoặc đã có biện pháp bảo đảm thay thế được thực hiện đối với khiếu nại hàng hải thì không thể bị bắt giữ lại trên cơ sở cùng một khiếu nại hàng hải đó, nếu tàu đã bị bắt nhưng vẫn được bị bắt giữ lại cùng mục đích khiếu nại thì tình huống này sẽ thuộc vào trường hợp sau đây:

+ Thứ nhất, tổng giá trị bảo đảm thay thế đã nộp cho việc vi phạm vẫn chưa đủ để thực hiện nghĩa vụ về tài sản, nếu tổng giá trị bảo đảm đó nhỏ hơn giá trị của tàu biển được thả.

+ Thứ hai, người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu không thực hiện hoặc không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài sản đã bảo lãnh.

+Thứ ba, việc thả tàu hoặc việc hủy biện pháp bảo đảm thay thế đã được thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu bắt giữ tàu biển trên cơ sở những lý do chính đáng.

+ Người yêu cầu bắt giữ tàu biển không thể ngăn cản được việc thả tàu hoặc việc hủy biện pháp bảo đảm đó mặc dù đã áp dụng những biện pháp cần thiết.

Không coi là tàu biển được thả nếu việc thả tàu biển không có quyết định thả tàu biển của Tòa án có thẩm quyền hoặc tàu biển trốn thoát khỏi nơi bắt giữ, trừ trường hợp quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy hoặc thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án đã hết.

Như vậy, có thể thấy việc bắt giữ tàu biển là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết là để giải quyết khiếu nại hàng hải. Tuy nhiên pháp luật quy định một tàu không thể bị bắt lại lần hai nếu trùng mục đích khiếu nại nhưng trong một số trường hợp lại có thể bắt lại được căn cứ vào những giá trị tài sản phát sinh trong quá trình bắt giữu, đền bù,…..

2. Thủ tục bắt giữ tàu biển?

Thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển được pháp luật quy định tại Điều 130 Bộ luật hàng hải năm 2019 thuộc về: Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài.

Đi kèm theo thẩm quyền bắt giữ là biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển:

– Người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính theo một hoặc cả hai hình thức sau đây:

+ Thứ nhất: Nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh bằng tài sản của ngân hàng hoặc Tổ chức tín dụng khác hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.

+ Thứ hai: Gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc Giấy tờ có giá theo quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính của Tòa án vào tài khoản phong toả tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong thời hạn chậm nhất là bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được quyết định đó.

Trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày lễ thì Tài sản bảo đảm được tạm gửi giữ tại Tòa án; Tòa án chỉ nhận khoản tiền hoặc giấy tờ có giá và tiến hành niêm phong, bảo quản. Vào ngày làm việc tiếp theo, người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải gửi ngay tài sản đó vào ngân hàng dưới sự giám sát của Tòa án.

Theo quy định của pháp luật để bắt giữ tàu biển thì buộc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành theo thủ tục dưới đây:

Bước 1: Người có quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển phải gửi đơn tới toà án có thẩm quyền.

Bước 2: Toà án phân công một thẩm phán để xem xét, giải quyết đơn yêu cầu bắt giữ. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận đơn, thẩm phán sẽ xem xét các căn cứ pháp lí và chứng cứ, tài liệu cần thiết xem có thụ lí đơn yêu cầu bắt giữ tàu hay không.

Bước 3: Nếu đơn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thì ngay khi người có yêu cầu bắt giữ tàu xuất trình các biên lai, chứng từ chứng minh họ đã thực hiện các nghĩa vụ về lệ phí và biện pháp đảm bảo tài chính theo quy định của pháp lệnh 2008, Thẩm phán được phân công sẽ ra quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải.

Quyết định này có thể bị khiếu nại, kiến nghị bởi những người có thẩm quyền

Bước 4: Giám đốc Cảng vụ ra thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển và phân công một cán bộ Cảng vụ thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án.

Bước 5:

Trường hợp nhận được quyết định bắt giữ trước khi tàu rời cảng

Trường hợp cán bộ Cảng vụ lên được tàu ngay sau khi được phân công:

Cán bộ cảng vụ lên tàu công bố và giao quyết định bắt giữ tàu biển, thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển cho Thuyền trưởng để thi hành và thu hồi giấy phép rời cảng nếu tàu biển đã được cấp giấy phép rời cảng.

Trường hợp bất khả kháng, cán bộ Cảng vụ không thể lên tàu để công bố và giao quyết định bắt giữ tàu:

Cán bộ Cảng vụ thông báo ngay bằng các phương thức phù hợp cho Tòa án, Thuyền trưởng hoặc chủ tàu, đại lý của chủ tàu và các cơ quan, tổ chức liên quan tại cảng biết; đồng thời áp dụng ngay các biện pháp thích hợp nhằm kịp thời thông báo và giao quyết định bắt giữ tàu biển.

Trường hợp nhận được quyết định bắt giữ sau khi tàu rời cảng:

Cảng vụ phải liên lạc ngay với Thuyền trưởng hoặc chủ tàu, đại lý của chủ tàu thông báo về quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án để yêu cầu Thuyền trưởng cho tàu neo đậu tại vị trí do Cảng vụ chỉ định để thi hành quyết định bắt giữ tàu biển.

Cảng vụ yêu cầu lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Cảnh sát giao thông đường thủy thực hiện truy đuổi tàu biển có quyết định bắt giữ nếu không liên lạc được với Thuyền trưởng, chủ tàu, đại lý của chủ tàu hoặc Thuyền trưởng không cho tàu neo đậu tại vị trí do Cảng vụ chỉ định hoặc tự ý cho tàu rời vị trí neo đậu sau khi đã nhận được quyết định bắt giữ tàu biển.Văn bản yêu cầu truy đuổi tàu biển được gửi hỏa tốc qua đường công văn, fax hoặc thông qua phương tiện điện tử khác.

Cảnh sát giao thông đường thủy được yêu cầu chủ trì truy đuổi, điều động lực lượng và phương tiện chuyên dùng thuộc quyền tổ chức truy đuổi tàu biển có quyết định bắt giữ của Tòa án, đồng thời thông báo cho Cảng vụ biết. Trường hợp không thể tổ chức truy đuổi, phải nêu rõ lý do. Khi thực hiện truy đuổi, lực lượng chủ trì việc truy đuổi có quyền yêu cầu các lực lượng khác phối hợp truy đuổi nếu thấy cần thiết.

Trong quá trình truy đuổi, lực lượng truy đuổi phải thường xuyên liên lạc và thông báo tình hình cho Cảng vụ biết để phối hợp thực hiện truy đuổi tàu biển có quyết định bắt giữ của Tòa án.

Bước 6:

Trường hợp không phải truy đuổi để bắt giữ tàu:

Ngay sau khi kết thúc việc bắt giữ tàu biển, Giám đốc Cảng vụ thông báo bằng văn bản cho tòa án, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biết về việc thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển.

Trường hợp phải truy đuổi để bắt giữ tàu:

Sau khi hoàn thành việc truy đuổi, lực lượng truy đuổi áp giải tàu đến vị trí neo đậu được chỉ định, bàn giao cho lực lượng giám sát tàu biển bị bắt giữ và thông báo cho Cảng vụ để thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án theo quy định.

Trường hợp không liên lạc được với tàu hoặc việc truy đuổi không thể thực hiện được hay truy đuổi không thành công, Giám đốc Cảng vụ thông báo ngay bằng văn bản và thông qua phương tiện điện tử cho Tòa án và các cơ quan có liên quan biết.

Như vậy, thông qua nội dung trình bày trên có thể thấy việc bắt giữu tàu biển thuộc thẩm quyền cơ cơ quan nhà nước xem xét các căn cứ để ra lệnh bắt giữ nhưng có thể thấy việc bắt giữu được áp dụng trong trường hợp để giải quyết khiếu nại trong quá tình hoạt động. Việc bắt giữu này phải được tiến hành theo thủ tục các bước mà chúng tôi trình bày trên.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com