Biện pháp tài chính cần thiết được áp dụng khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản?

Biện pháp tài chính cần thiết được áp dụng khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản? Trình tự thủ tục tuyên bố phá sản.

Biện pháp tài chính cần thiết được áp dụng khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản? Trình tự thủ tục tuyên bố phá sản.


Tóm tắt câu hỏi:

anh ( chị) giải đáp giúp em câu hỏi sau với ạ : Phân tích nội dung các biện pháp tài chính cần thiết được áp dụng khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản?? ?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật phá sản 2014

2. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Luật phá sản 2014: Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.

Các biện pháp tài chính cần thiết được áp dụng khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản:

Thứ nhất: Doanh nghiệp, hợp tác xã phải chủ động vươn lên trước hết bằng chính sức lực của mình, bằng việc:

 – Gia hạn nợ:
Để gia hạn nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã hãy đến gặp các chủ nợ và xin họ gia hạn các khoản nợ, và trì hoãn việc yêu cầu tòa mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Việc giãn nợ và chậm yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ giúp giảm áp lực tài chính trước mắt, tránh gây hoảng loạn trong doanh nghiệp và trên thị trường. Bước kế tiếp là phải nỗ lực thực hiện thành công kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh, xoay chuyển tình thế đã lập. Nếu thành công, doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, trở lại tình trạng hoạt động bình thường. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành các thủ tục phá sản theo luật định hoặc một cách tự nguyện hoặc do các chủ nợ yêu cầu.
 – Giảm bớt mức trả nợ:

Đây là một sự thỏa thuận của doanh nghiệp, hợp tác xã và chủ nợ mà chủ nợ đồng ý nhận ít hơn khoản nợ đã cho doanh nghiệp vay dưới một hình thức tài trợ nào đó. Đây là giải pháp nhượng bộ của các chủ nợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ với phương châm “thà nhận được khoản tiền trả nợ còn hơn không nhận được gì”. Các chủ nợ phải chấp nhận sự thiệt thòi này, mặc dù trên thực tế không có pháp luật nào quy định hay ràng buộc cả; tuy nhiên đây là một giải pháp tốt cho cả chủ nợ và doanh nghiệp bị phá sản: vì trong nhiều trường hợp nếu tiến hành giải quyết các vấn đề theo đúng pháp luật thì con nợ phải chịu thêm các chi phí pháp lý nên các chủ nợ sẽ nhận được khoản trả nợ thấp hơn việc giảm nợ rất nhiều. Đây cũng là một giải pháp rất tốt đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bởi nếu doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn còn đủ khả năng tài chính để đối phó với những khoản nợ nhỏ hơn thì doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ được cứu vãn, nếu không thì cũng hạn chế tổn thất. Do đó đây có thể nói là một trong những giải pháp quan trọng.

– Thanh lý dưới hình thức tự nguyện:

Trường hợp xảy ra khi một doanh nghiệp, hợp tác xã rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ và không có cơ hội phục hồi thì thanh lý doanh nghiệp, hợp tác xã là giải pháp thích hợp hơn cả. Thanh lý tài sản có thể được thực hiện dưới hình thức phá sản hoàn toàn hoặc theo một sự thỏa thuận tự nguyện. Theo hình thức này thì toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ được giao lại cho một người nhận ủy thác để người này sẽ thay mặt các bên tiến hành các thủ tục pháp lý. Thanh lý tự nguyện phải nhận được sự đồng ý của các chủ nợ.

– Tổ chức lại doanh nghiệp, hợp tác xã:

Là giải pháp về mặt pháp lý trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được nợ, Kế hoạch tổ chức lại doanh nghiệp, hợp tác xã phải hợp lý và có khả năng thực hiện được. Việc tổ chức lại doanh nghiệp, hợp tác xã có thể sẽ nảy sinh các chi phí sau:

 + Các loại cổ phiếu có thế chấp sẽ được chuyển đổi thành trái phiếu không đảm bảo.

 + Các khoản doanh nghiệp nợ như nợ lương công nhân, nợ các khoản thuế phải nộp cho ngân sách sẽ được thanh toán trong một thời gian nhất định.

 + Các khoản phải trả, các khoản nợ ngắn hạn khác cũng như các khoản thứ cấp hiện tại sẽ được chuyển đổi thành cổ phần thường, tương xứng với trái quyền của chúng sau khi đã điều chỉnh quyền ưu tiên. Cũng cần thấy rằng theo kế hoạch tái thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã thì tất cả các khoản nợ ( trái quyền) đều bị hạ thấp bậc ưu tiên và một số khoản đã bị giản giá trị rất nhiều, vì tổng giá trị ước tính của doanh nghiệp theo kế hoạch tái thành lập thấp hơn tổng số nợ và kế hoạch tái thành lập đã không đề cập đến khoản nợ của các cổ đông thường, vì vốn cổ phần của họ đã bị trừ vào các khoản lỗ.

Thứ hai: Doanh nghiệp phải phát huy tính cộng đồng

Bởi trong hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, sự phân loại của các doanh nghiệp rất sâu, đang dẫn đến tình trạng cái mà doanh nghiệp này thừa thì doanh nghiệp kia thiếu, cái mà doanh nghiệp này là thế mạnh thì doanh nghiệp kia yếu, đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp kia… Do đó, tất cả những yếu tố hỗ trợ được cho nhau trong cộng đồng doanh nghiệp phải được khai thác tối đa. Phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các hiệp hội, ngành hàng, câu lạc bộ doanh nghiệp… để có thêm điều kiện tháo gỡ khó khăn, tiếp cận được những chính sách, cơ chế mà Nhà nước đang ban hành.

Thứ ba: Cần có sự hỗ trợ và tiếp sức của Nhà nước

bien-phap-tai-chinh-can-thiet-duoc-ap-dung-khi-doanh-nghiep-hop-tac-xa-lam-vao-tinh-trang-pha-san.bien-phap-tai-chinh-can-thiet-duoc-ap-dung-khi-doanh-nghiep-hop-tac-xa-lam-vao-tinh-trang-pha-san.

>>> LVN Group tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.0191

Đây là một biện pháp quan trọng, Nhà Nước cần cấp bách dành một số vốn hợp lý, với mức lãi suất phù hợp để “giải cứu” những doanh nghiệp loại này. Mặt khác, Nhà nước cần có chính sách miễn, dãn, hoãn thuế cho từng loại doanh nghiệp cụ thể. Bên cạnh đó, hệ thống hành chính cần có các giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp thông qua sự thông thoáng thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục vay vốn, thủ tục đóng thuế… Về lâu dài, Nhà nước cần thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp. Đây là việc mà các quốc gia khác đã làm. Bên cạnh đó, Nhà nước cần thiết cho ra đời nhiều hơn các quỹ bảo lãnh tín dụng ở các địa phương, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn vay từ ngân hàng dễ dàng hơn. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng, số lượng, nội dung, phương pháp hoạt động của các hiệp hội ngành nghề, hội xã hội … giúp cho các doanh nghiệp về thông tin, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật … và để có pháp lý cho vấn đề này, cần sớm có luật hội.

Trên đây là một số hướng giải quyết tổng quát đối với một doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Các bước giải quyết cụ thể cần được thực hiện theo đúng các trình tự quy định trong Luật Phá sản doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam. Tùy trường hợp cụ thể mà các doanh nghiệp, hợp tác xã có nhiều hướng để giải quyết các vấn đề mình gặp phải khi lâm vào tình trạng phá sản.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com