Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Bù đắp bội chi ngân sách nhà nước? Các giải pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước?
Trong một quốc gia vấn đề giải quyết và thực hiện thu chi ngân sách nhà nước sao cho hợp lí là vấn đề rất được quan tâm bởi nếu bội chi sẽ dẫn tới các vấn đề ảnh hưởng tới tài chính kinh tế của quốc gia điển hình như việc lạm phát.
Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191
1. Bội chi ngân sách nhà nước là gì?
Bội chi ngân sách nhà nước – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là State Budget Deficit.
Vấn đề về tình trạng bội chi ngân sách nhà nước chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua, cụ thể đây là là tình trạng tổng số chi lớn hơn tổng số thu trong năm ngân sách, thể hiện sự mất cân đối của ngân sách, phản ánh sự thiếu hụt của nền tài chính. Bội chi ngân sách kéo dài sẽ rối loạn lưu thông tiền tệ và giá cả, dẫn đến lạm phát, ảnh hưởng xấu đến quá trình tái sản xuất toàn bộ nền kinh tế và đời sống của các tầng lớp nhân dân. Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh.
Từ đó có thể nhận thấy nếu các khoản vay nợ của chính phủ để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước gồm có các khoản vay trong nước và vay nước ngoài. Nó được phản ánh bằng việc phát hành tín dụng nhà nước. Tín dụng nhà nước là một hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính tiền tệ, gắn liền vơí hoạt động ngân sách Nhà nước, nó phản ánh mọi quan hệ tín dụng, giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế, xã hội, với dân cư và nước ngoài và nó bao gồm cả tín dụng ngắn hạn , trung hạn và dài hạn,
Nhìn chung thì với tình trạng bội chi ngân sách nhà nước thì để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, trong giai đoạn hiện tại, Nhà nước chỉ nên sử dụng biện pháp vay nợ Chính phủ, gồm vay trong nước và vay nợ nước ngoài. Như vậy nên đây cũng là biện pháp tích cực tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển có định hướng. Bên cạnh đó, vay nợ của Chính phủ cũng có thể gây ra tình trạng lãi suất thực tăng, tỉ giá hối đoái tăng, giá cả hàng hoá tăng và có nguy cơ xảy ra lạm phát. Mặt khác, nếu nợ Chính phủ trở nên lớn so với GDP, có nguy cơ phải tăng thuế suất để trang trải được gánh nặng trả lãi nợ, hoặc nếu không, thâm hụt ngân sách càng lớn, cuối cùng Nhà nước phải giải quyết bằng việc phát hành tiền. Như vậy nên để hạn chế tác hại này, Nhà nước cần phải kiểm soát và khống chế khoản vay nợ Chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách, sử dụng khoản vay nợ Chính phủ đầu tư vào công trình trọng điểm và có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời ra sức phát huy mọi thành phần kinh tế cùng tham gia vào việc xây dựng và phát triển đất nước.
2. Bù đắp bội chi ngân sách nhà nước:
Căn cứ theo khoản 4 điều 7 quy định Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước tai Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:
” 4. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
Đối với bội chi ngân sách trung ương
a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo qui định của pháp luật;
b) Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.
Đối với bội chi ngân sách địa phương
a) Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo qui định của pháp luật;
c) Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ qui định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.”
Như vậy thông qua quy định này ta thấy có phân ra làm 02 loại đó là bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương, với mỗi một hình thức có quy định khác nhau để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước bởi mức vay nợ của chính phủ hoặc lượng tiền phát hành có ảnh hưởng nhất định đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc gia nên việc bù đắp cũng phải theo quy định cụ thể. Chẳn hạn như việc phát hành trái phiếu Chính phủ là một biện pháp quan trọng để tập trung
nguồn vốn cho ngân sách nhà nước
3. Các giải pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước:
Vấn đề thiếu hụt ngân sách thường làm đau đầu các chính trị gia giữa một bên là phát triển bền vững, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế với một bên là nguồn lực có hạn. Đòi hỏi các chính trị gia phải lựa chọn để phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự phát triển trong tương lai.
Như vậy căn cứ như trên để họ đưa ra mức bội chi “hợp lý”, bảo đảm nhu cầu tài trợ cho chi tiêu cũng như đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm cho nợ quốc gia ở mức hợp lý. Chúng ta hiểu đon giản về bội chi ngân sách nhà nước nhất là sự vượt trội về chi tiêu so với tiền thu được trong năm tài khóa hoặc thâm hụt ngân sách nhà nước do sự cố ý của chính phủ tạo ra nhằm thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô.
Bội chi ngân sách nhà nước tác động đến kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều vào các giải pháp nhằm bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Theo đó nên với mỗi giải pháp bù đắp đều làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô. Về cơ bản, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng các giải pháp chủ yếu nhằm xử lý bội chi ngân sách nhà nước như sau:
Thứ nhất: Nhà nước phát hành thêm tiền. Việc xử lý bội chi ngân sách nhà nước có thể thông qua việc nhà nước phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông. Bên cạnh đó nếu thực hiện theo giải pháp này rất dễ dẫn tới tình trang lạm phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Khong những vậy ta thấy khi nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước là do thiếu hụt các nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển gây ra vấn đề tăng trưởng nóng và không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia.
Thứ hai: Đối với vấn đề vay nợ cả trong và ngoài nước. Để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, nhà nước có thể vay nợ nước ngoài và trong nước. Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc nước ngoài cả về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm dự trữ ngoại hối quá nhiều khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá.
Thứ tư: Cần phải thực hiện triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi ngân sách nhà nước và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.
Thứ năm: Ngoài các giải pháp trên chúng ta cần phải tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Theo đó để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế và xã hội, với mục đích chính để giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn môi trường hiện nay.