Bồi thường bảo hiểm là gì? Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm?

Bồi thường bảo hiểm là gì? Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm?

Trong cuộc sống hiện nay, nó luôn luôn biến động không ngừng nghỉ khiến con người ta thường xuyên nảy sinh lo lắng về nhiều thứ về sức khỏe, tài sản. Chính vì thế mà Nhà nước ta luôn khuyến khích người dân tham gia vào các loại bảo hiểm. Đồng thời với đó là sự ra đời của bảo hiểm tài sản và bảo hiểm dân sự  nhằm đập tan nỗi lo ấy giúp khách hàng chủ động hơn trong vấn đề tài chính, tiết kiệm tối đa chi phí khi có trường hợp phát sinh xảy ra.

Do đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì khi gặp rủi ro trong phạm vi bảo hiểm, dẫn đến những tổn thất về tài chính thì những tổn thất này sẽ được công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường cho bên tham gia bảo hiểm.

LVN Group tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

Cơ sở pháp lý:

Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000

Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành

1. Bồi thường bảo hiểm là gì?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hay việc bồi thường bảo hiểm là gì? Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm? Thì trong nội dung mục 1 này tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc các nội dung liên quan đến bồi thường bảo hiểm là gì?

Trong đó thì bảo hiểm được định nghĩa dưới góc độ của pháp luật hiện hành là một hoạt động qua đó một cá nhân, tổ chức có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.

Bên cạnh đó thì pháp luật Việt Nam hiện hành nói chung và Bộ luật Dân sự nói riêng thì cũng nêu ra định nghĩa về khái niệm bồi thường thiệt hại có nội dung đó là một trong các hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Theo như quy định này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất còn được biết đến là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra nó bao gồm những tổn thất về tài sản và các chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại hoặc là các trường hợp thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

Tuy rằng theo như quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và quy định tại Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành th không có quy định về nội dung cụ thể về khái niệm bồi thường bảo hiểm là gì? Nhưng từ hai định nghĩa về hai khái niệm được nếu ra ở trên thì tác giả có thể đưa ra nhận định về khái niệm này đó là việc mà các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có nghĩa vụ chi trả các khoản tiền để bù đắp những thiệt hại và rủi ro không mong muốn mà người tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm đã thỏa thuận với bên kinh doanh bảo hiểm về vấn đề bồi thường bảo hiểm này.

2. Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm:

Nguyên tắc bồi thường được biết đến với tên tiếng anh là Indemnity và đồng thời cũng được biết đến là nguyên tắc cơ bản của luật bảo hiểm, do đó, thì pháp luật kinh doanh bảo hiểm cũng xác định rằng các chính sách bảo hiểm sẽ không đem lại lợi ích có giá trị lớn hơn so với những tổn thất mà người tham gia bảo hiểm phải chịu. Mà các nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm chỉ ra rằng, đối với những người được bảo hiểm chỉ có quyền được nhận bồi thường đối với những tổn thất mà họ thực sự phải chịu.

Về bản chất thì nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm được quy định dưới góc độ pháp lý thì chỉ khi có tổn thất xảy ra đối với bên mua bảo hiểm đã giao kết hợp đồng bảo hiểm với bên bán bảo hiểm thì lúc đó doanh nghiệp bảo hiểm mới có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm, sao cho đảm bảo họ có được vị trí tài chính như trước khi tổn thất xảy ra. Đồng thời thì tác giả cũng nhận thấy đặc trưng cơ bản của nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm này được xác định chính là mức bồi thường phải bằng với mức thiệt hại trên thực tế, không lớn hơn và cũng không được phép nhỏ hơn.

Theo như pháp luật quy định và những hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông thường thì chỉ khi hợp đồng bảo hiểm chấm dứt thì lúc này trách nhiệm bồi thường bảo hiểm của bên kinh doanh bảo hiểm cũng theo đó chấm dứt. Ngoài ra, pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành cũng có đưa ra các quy định trong trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong khoảng thời gian gia hạn đóng phí dựa trên những thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng, thì bên công ty bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm. Đồng thời thì trong trong trường hợp này, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ phải đóng phí bảo hiểm đến khi hết thời gian gian hạn như trong hợp đồng bảo hiểm đã thỏa thuận.

Dựa trên quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và quy định tại Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành thì nguyên tắc bồi thường thiệt hại được nhắc đến trong quá trình kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp thì nguyên tắc bồi thường được chia ra thành hai nguyên tắc khác biệt nhau hoàn toàn đó là: nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản và nguyên tắc bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Hai nguyên tắc này được quy định, cụ thể:

Thứ nhất, nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản thường được xác định bởi ba yếu tố đó là:

Một là, khi có thiệt hại xảy ra, bồi thường phải được giải quyết theo giá trị thị trường hiện hành của tài sản, không vượt quá số tiền bảo hiểm.

Hai là, giá trị thị thường của tài sản tại thời điểm, nơi xảy ra sự kiện dẫn đến tổn thất và mức độ thiệt hại trên thực tế là căn cứ để xác định bồi thường trong quan hệ bảo hiểm tài sản.

Ba là, mục đích của những quy định về nguyên tắc bồi thường là nhằm tạo căn cứ để xác định việc bồi thường. Đây cũng là căn cứ quan trọng nhất để tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm.

Có các hình thức bồi thường của nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản đó là việc doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện hoạt động sửa chữa tài sản bị thiệt hại hoặc thay thế tài sản bị thiệt hại bằng một tài sản khác tương đương hoặc là thực hiện việc trả tiền bồi thường cho nên mua bảo hiểm với giá trị không cao hơn giá trị tài sản mà bị hư hỏng. Bên cạnh đó thì nguyên tắc bồi tường về tài sản không phải lúc nào cũng được các bên thực hiện một cách suôn sẻ và đúng theo như quy định của pháp luật mà đối với những trường hợp hai bên không thỏa thuận được với nhau về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được pháp luật hiện hành quy định được thực hiện bằng tiền.

Bên cạnh đó thì để đảm bảo được quyền lợi của cả bên mu bảo hiểm và bên bán bảo hiểm trong trách nhiệm bồi thường thì trong trường hợp bồi thường theo hình thức thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác hoặc trả tiền bồi thường thì công ty bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại hoặc bồi thường toàn bộ dựa trên giá trị thị trường của tài sản. Mục đích chính nhằm gán trách nhiệm và khuyến khích người tham gia bảo hiểm có thể giữ gìn và bảo vệ tài sản của mình tốt hơn.

Thứ hai, nguyên tắc bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành đối với hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự và hoạt động bồi thường của công ty bảo hiểm sẽ tiến hành trên nguyên tắc bồi thường đó là thanh toán tiền bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm thông qua phương thức đã được quy định trong hợp đồng mà các bên tham gia hợp đồng bảo hiện đã thực hiện việc thỏa thuận trước đó. Việc bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì số tiền bồi thường này bao gồm các khoản chi phí như: chi phí hợp đồng, phí và lệ phí hợp pháp của nguyên đơn,… được xác định là các chi phí có liên quan đến trách nhiệm dân sự do những thiệt hại, tổn thất gây ra cho bên thứ ba và tài sản của họ.

Đồng thời thì trong nguyên tắc bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh khi người thứ ba tiến hành yêu cầu người được bảo hiểm, bồi thường những thiệt hại do người đó gây ra cho người thứ ba, trong thời hạn bảo hiểm. Đồng thời thì theo như quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành thì hình thức bồi thường chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bồi thường bằng tiền.

Từ các nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm vừa nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng những nguyên tắc bồi thường này đều mang những ý nghĩa quan trọng nhất định và tương ứng phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm khác nhau thì sẽ có tính chất của nguyên tắc bồi thường là khác nhau.

Điều quan trọng nhất ở đây được xác định đó là mục đích của bảo hiểm và của nguyên tắc bồi thường là đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm về rủi ro tài chính, đảm bảo được bồi thường đúng mức tổn thất chứ không tạo ra nhằm tạo cơ hội cho những người khác trục lợi đối với ngân sách của bảo hiểm. Do đó, người được bảo hiểm phải được nhận đúng, không thể để họ có được lợi ích không hề có trước đó từ hoạt động mua bảo hiểm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com