Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất

Quy định của pháp luật về thu hồi đất? Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất? Trình tự, thủ tục thu hồi đất mới nhất?

Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất là quy định khi nhà nước tiến hành thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh vì lợi ích quốc gia, công cộng. Theo đó mà nhà nước phải bồi thường cho người sử dụng đất các loại chi phí trong đó có các chi phí đầu tư đất còn lại. Vậy cụ thể việc Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất được quy định như thế nào?

Cơ sở pháp lý: Luật Đất Đai 2013

LVN Group tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.0191

1. Quy định của pháp luật về thu hồi đất:

1.1. Khái nệm thu hồi đất:

Thu hồi đất được hiểu là việc mà Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Gia đình Lê thị N được giao đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ nhưng gia đình chị đã tự ý chuyển nhượng cho người khác sinh sống ngoài khu vực rừng phòng hộ, mặc dù pháp luật có quy định rõ người sử dụng đất sinh sống ngoài khu vực rừng phòng hộ thì không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất đối với phần đất đang thuộc khu vực rừng phòng hộ nhưng chị vẫn làm sai quy định. Theo đó nên các bên trong quan hệ tặng cho, chuyển nhượng đang cố tình làm trái quy định của pháp luật. Đây là một trường hợp mà Nhà nước được quyền thu hồi đất.

1.2. Căn cứ để nhà nước thực hiện thu hồi đất:

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh

– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

Theo đó, chúng ta có thể thấy theo quy định của Luật đất đai 2013 đã có quy định cụ thể đối với các trường hợp này. Theo đó nó đực xem là căn cứ để nhà nước thực hiện thu hồi đất trong các trường hợp cụ thể. Thực hiện thu hồi đất được chia ra thành các trường hợp khác nhau để có thể giúp người dân và cơ quan có thẩm quyền thực hiện tuân thủ các quy định được chặt chẽ hơn.

1.3. Chi phí đầu tư vào đất còn lại:

Theo đó, chi phí đầu tư vào đất còn lại được hiểu là các chi phí mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất còn chưa thu hồi hết. Chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm toàn bộ hoặc một phần của các khoản chi phí sau:

+ Chi phí san lấp mặt bàng

+ Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chóng xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp

+ Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh

+ Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.

Như vậy có thể hiểu được chi phí đầu tư đất còn lại dựa trên các khoản chi phí như chúng tôi đã nêu như trên và các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện theo quy định để đảm bảo quyền lợi cho nhân dân khi bị nhà nước thu hồi đất.

1.4. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất:

Tại Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất Luật đất đai 2013 quy định cụ thể như sau: 

1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ dựa trên quy định về xác định nguyên tắc như chúng tôi đưa ra như trên thì người sử dụng đất đảm bảo các điều kiện về loại đất mà mình đang sử dụng, về chứng nhận quyền đối với đất đó theo quy định. Nếu trong các trường hợp không đảm bảo các điều kiện theo pháp luật quy định thì người sử dụng đất không được bồi thường. Như vậy, nên chỉ bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh ; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Còn thu hồi đất trong những trường hợp còn lại sẽ không được bồi thường. Điều kiện để người sử dụng đất được bồi thường quy định của thể trong Điều 75 Luật đất đai 2013 quy định.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 74 nêu như trên có nghĩa là việc bồi thường về đất phải được thực hiện dựa trên ba nguyên tắc nêu trên và nếu vi phạm các nguyên tắc đó, việc bồi thường trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp việc bồi thường trái pháp luật gây ảnh hưởng đến lợi ích của mình, người sử dụng đất có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi.

2. Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất:

2.1. Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng:

Tại Điều 76. Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng Luật đất đai 2013 quy định:

1. Các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

a) Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này;

b) Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;

c) Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;

d) Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;

đ) Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, Nhà nước sẽ bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại cho người sử dụng đất. Bên cạnh đó, Khoản 4, Điều 3 Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xác định giá trị các khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại phải căn cứ vào đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với khoản chi phí đầu tư vào đất mà việc đầu tư thực hiện trong nhiều lần, nhiều năm thì khi xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại được cộng dồn chi phí của tất cả các lần, các năm đó.

Bên cạnh những quy định chúng tôi đã nêu như trên, còn các loại căn cứ tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ, các loại chi phí đầu tư còn lại bao gồm một phần hoặc toàn bộ các chi phí như chi phí san lấp mặt bằng, chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh và các chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.

2.2. Điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại như sau:

– Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất. Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại;

– Chi phí đầu tư vào đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Như vậy chúng ta có thể thấy, điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại được pháp luật quy định cụ thể, Khi thực hiện xác định chi phí đầu tư các tổ chức, cá nhân cần thực hiện đầy đủ điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định chúng tôi đã nêu như trên và đảm bảo thực hiện đúng các trình tự và thủ tục pháp luật quy định.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com