Các điều khoản cơ bản khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa ?

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Tiếng anh liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa? Đặc điểm pháp lý của hợp đồng kinh tế?Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa?

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay thì việc trao đổi mua bán hàng hóa trên cả nước rất khó khăn. Đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, thì việc di chuyển của tất cả phương tiện tạm dừng, các nguồn thực phẩm thiết yếu cũng đóng cửa để phòng chống dịch bệnh. Vậy trong lúc này nếu các bạn muốn ký hợp đồng mua bán hàng hóa thì các bạn đã hiểu được trong hợp đồng ký kết giữa các bên sẽ bao gồm những điều kiện pháp lý nào để phù hợp trong hoàn cảnh covid này? Sau đây là nội dung mà Luật LVN Group muốn chia sẻ cho các bạn đọc hiểu rõ hơn về các điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay.

Cac-dieu-khoan-co-ban-khi-giao-ket-hop-dong-mua-ban-hang-hoaCac-dieu-khoan-co-ban-khi-giao-ket-hop-dong-mua-ban-hang-hoa

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Luật Thương mại 2005.

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa thường do bên bán soạn thảo trong khi đó những tranh chấp về chất lượng hàng hóa, địa điểm giao hàng, thời điểm giao hàng,… thường tác động nhiều đến bên bán. Do vậy chủ thể tham gia hợp đồng cần nắm những yếu tố chủ chốt để đề xuất với đối tác trong quá trình thương thảo hợp đồng.

Mua bán hàng hóa là hoạt động thường xuyên xảy ra trong đời sống hằng ngày, đây là hoạt động thương mại nếu cả hai bên tiến hành giao dịch vì mục đích kinh doanh.

Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó bao gồm giữa bên bán và bên mua. Trong đó quy định cụ thể nội dung như về hàng hóa, số lượng, thời gian giao, giá, giai đoạn thanh toán…và bắt buộc các bên phải có nghĩa vụ thực hiện theo đúng với những gì đã cam kết trong hợp đồng.

2. Tiếng anh liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa.

Hợp đồng mua bán hàng hóa được dịch sang tiếng anh là: commodity trading contracts

Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa dịch sang tiếng anh như sau:

A contract for the sale of goods is an agreement between the parties which includes the seller and the buyer. In which, it specifies content such as goods, quantity, delivery time, price, payment period… and obliges the parties to comply with what was committed in the contract.

3. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng kinh tế

– Đối tượng hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng rất đa dạng, có thể là những hàng hóa, nguyên vật liệu có giá trị khá cao với số lượng lớn.

– Chủ thể giao kết

Chủ thể hợp đồng đều là những người kinh doanh, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh. Họ phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành để xác định tư các chủ thể của các bên khi các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tham gia ký kết hợp đồng có những thông tin sau:

+ Đối với tổ chức, doanh nghiệp cần có thông tin như tên gọi, địa chỉ trụ sở, giấy phép hoạt động và người đại diện hợp pháp.

+ Đối với cá nhân các thông tin tối thiểu cần xác định là tên, số chứng minh nhân dân và địa chỉ thường trú.

– Hình thức hợp đồng

Đây là loại hợp đồng diễn ra giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận, giá trị của hợp đồng rất lớn nên các bên thường đều giao kết bằng hình thức văn bản.

Tuy nhiên tùy vào từng đối tượng hợp đồng mà hợp đồng đó có thể phải công chứng, chứng thực hoặc không.

– Các quy định về nội dung, điều khoản thỏa thuận

Các điều khoản hợp đồng do các bên tự thỏa thuận, điều khoản cơ bản thì các bên có thể thỏa thuận thêm các điều khoản để hợp đồng chặt chẽ, ràng buộc trách nhiệm cụ thể của các bên hơn và có thể kèm theo các bản phụ lục hợp đồng.

Các điều khoản thông thường phải có là các điều khoản về đối tượng hợp đồng, giá trị hợp đồng, điều khoản thanh toán, quyền nghĩa vụ của các bên, thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng,…

 Một số loại hợp đồng kinh tế thường gặp

Một số loại hợp đồng kinh tế thường xuyên gặp như:

+ Về lĩnh vực thương mại, thì sẽ có các loại hợp đồng kinh tế cụ thể như: Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng đại lý, Hợp đồng cung ứng dịch vụ,….

+ Về lĩnh vực đầu tư xây dựng thì có hợp đồng xây dựng, hợp đồng đầu tư,…

+ Về lĩnh vực dân sự, cơ bản các hợp đồng thương mại nếu có 1 bên không phải chủ thể có đăng ký kinh doanh và có thỏa thuận áp dụng và giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự thì sẽ thuộc lĩnh vực dân sự.

4. Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Việc mua bán hàng hóa hiện nay được xác định dựa trên hai yếu tố là mua bán hàng hóa theo quy định của Bộ luật dân sự hay mua bán hàng hóa áp dụng theo quy định của Luật thương mại. Và phạm vi bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu cho các bạn đọc hiểu về hợp đồng mua bán hàng theo quy định của hai ngành luật này như sau:

Thứ nhất, hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của Bộ luật dân sự

Theo quy định của Bộ luật dân sự thì hàng hóa là một đối tượng của hợp đồng mua bán. Tại Chương XVI của Bộ luật dân sự quy định chung về loại hợp đồng mua bán tài sản. Theo đó, hàng hóa chính là một loại tài sản thuộc quyền sở hữu của người bán hoặc người có quyền bán.

Một, giá và phương thức thanh toán

– Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó. Giá này được các bên thỏa thuận với nhau trước khi đưa điều khoản này và hợp đồng. Giá chính là yếu tố quan trọng nhất trọng loại hợp đồng này, bởi đây là hợp đồng mua bán hàng hóa, chính vì vậy giao dịch chỉ thành công khi các bên cùng nhau thỏa thuận một mức giá phù hợp nhất.

– Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

Hai, thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán

– Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.

– Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.

– Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

Ba, địa điểm giao tài sản

Địa điểm giao tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 277 của Bộ luật dân sự, cụ thể:

– Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận.

– Trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như sau:

+ Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;

+ Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.

Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bốn, phương thức giao tài sản

– Tài sản được giao theo phương thức do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì tài sản do bên bán giao một lần và trực tiếp cho bên mua.

– Trường hợp theo thỏa thuận, bên bán giao tài sản cho bên mua thành nhiều lần mà bên bán thực hiện không đúng nghĩa vụ ở một lần nhất định thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Thứ hai, hơp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của Luật thương mại

Một, Địa điểm giao hàng

– Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.

– Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:

+ Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;

+ Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;

+ Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;

+ Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.

Hai, thời hạn giao hàng

– Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.

– Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.

– Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.

Ba, thanh toán

– Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.

– Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.

– Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.

Bốn, thời hạn thanh toán

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn thanh toán được quy định như sau:

– Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá;

– Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 của Luật Thương mại về kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng.

Năm, hình thức giải quyết tranh chấp

– Thương lượng giữa các bên.

– Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

– Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.

Như vậy, các điều khoản về hợp đồng mua bán hàng hóa thuộc phạm vi quy định của Bộ luật dân sự và Luật Thương mại nhìn chung đều có những điều khoản giống nhau xoay quanh nội dung về thời hạn giao hàng, giá cả, phương thức thanh toán, hình thức thanh toán…Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp thì các bên cần phải thỏa thuận với nhau về phương thức thanh toán theo quy định của hợp đồng trước đó đã ký kết.

Các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về phương thức giải quyết tranh chấp

Trên đây là toàn bộ nội dung mà Luật LVN Group gửi đến bạn đọc hiểu rõ hơn về điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Mọi thắc mắc xin liên hệ chúng tôi.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com