Các hợp đồng về nhà đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực

Các hợp đồng về nhà đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán đất lập bằng viết tay có hiệu lực không?

Ngoài các hợp đồng, văn bản bắt buộc phải công chứng được quy định tại các văn bản pháp luật như: giao dịch về chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, mua bán, tặng cho nhà ở,… phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý.Vậy quy định pháp luật cụ thể về vấn đề này như thế nào? Bài viết dưới đay của Luật Dương gia xin được gửi tới bạn đọc như sau

1. Những hợp đồng về nhà đất phải công chứng

* Hợp đồng về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Căn cứ điểm a và điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, những hợp đồng sau đây phải công chứng hoặc chứng thực:

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (có đất và nhà ở hoặc tài sản khác), trừ hợp đồng chuyển nhượng mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

– Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

– Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

* Hợp đồng về nhà ở

Theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014, những hợp đồng về nhà ở sau đây phải công chứng hoặc chứng thực:

– Hợp đồng mua bán nhà ở

– Hợp đồng tặng cho nhà ở.

– Hợp đồng đổi nhà ở.

– Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.

– Hợp đồng thế chấp nhà ở.

– Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại.

Lưu ý: Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng.

Như vậy, những hợp đồng về quyền sử dụng đất, nhà ở (gọi tắt là hợp đồng về nhà đất) trên đây phải công chứng hoặc chứng thực, nếu không sẽ bị vô hiệu.

2. Nơi công chứng, chứng thực hợp đồng

* Nơi công chứng hợp đồng nhà đất

Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 quy định về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản như sau:

“Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”

Như vậy, khi công chứng hợp đồng về nhà đất thì người có yêu cầu công chứng mang hồ sơ tới văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà, đất.

* Nơi chứng thực hợp đồng nhà đất

Căn cứ điểm d và đ khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, khi chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất và chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở thì mang hồ sơ tới UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để chứng thực.

3. Mẫu hợp  đồng về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Tại địa chỉ: Số ………… Hôm nay, ngày ……  tháng …….. năm ……., tại ………., chúng tôi gồm có:

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG:

Ông …………., sinh năm: ……., CMND số: ………. do Công an ……… cấp ngày ………..

Và vợ là bà ………., sinh năm: ………, CMND số: …… do Công an ………. cấp ngày ………

Cả hai ông bà cùng đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Số ……………

BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG:

Ông …………., sinh năm: ……., CMND số: ………. do Công an ……… cấp ngày ………..

Và vợ là bà ………., sinh năm: ………, CMND số: …… do Công an ………. cấp ngày ………

Cả hai ông bà cùng đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Số ……………

Hai bên đồng ý thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo các thỏa thuận sau đây:

Điều 1. Quyền sử dụng đất chuyển nhượng

1.1. Quyền sử dụng đất tại địa chỉ: Số ……………… thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Bên A theo “Giấy chứng nhận …………” số: …., số vào sổ cấp GCNQSD đất/hồ sơ gốc số: ……. do UBND ……cấp ngày…….

1.2. Bằng hợp đồng này, Bên A đồng ý chuyển nhượng cho Bên B toàn bộ diện tích quyền sử dụng đất theo Giấy chứng nhận nói trên với các đặc điểm sau:

a/ Thửa đất được quyền sử dụng:

– Thửa đất số: ……

– Tờ bản đồ số: ………

– Địa chỉ thửa đất: ………

– Diện tích: ……… m2 (…. mét vuông)

– Hình thức sử dụng:

+ Sử dụng riêng: ……… m2 (……… mét vuông)

+ Sử dụng chung: ……… m2 (……. mét vuông)

– Mục đích sử dụng:………

– Thời hạn sử dụng:………

– Nguồn gốc sử dụng:………

b/ Tài sản gắn liền với đất:

1.3. Bên B đồng ý nhận chuyển nhượng toàn bộ diện tích quyền sử dụng đất mà Bên A đã thoả thuận chuyển nhượng cho Bên B như hiện trạng, đồng thời Bên B chấp nhận mọi yêu cầu chuyển dịch theo quy hoạch của Nhà nước (nếu có) sau này đối với diện tích quyền sử dụng đất đã  nhận chuyển nhượng.

Điều 2. Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán

2.1. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói trên hai bên thỏa thuận là ……. đồng (…….. đồng) trả bằng tiền Nhà nước Việt Nam hiện hành.

2.2. Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán cho Bên A bằng tiền mặt.

2.3. Việc trả và nhận số tiền nói trên được ghi nhận bằng Giấy biên nhận hoặc chứng từ nộp tiền vào ngân hàng

Điều 3. Giao nhận quyền sử dụng đất và đăng ký trước bạ sang tên

3.1. Bên A có nghĩa vụ giao thửa đất đúng như hiện trạng nói trên cùng toàn bộ bản chính giấy tờ về quyền sử dụng đất cho Bên B.

Việc giao nhận đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất được thực hiện bằng biên bản bàn giao

3.2. Bên B có nghĩa vụ thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật.

Điều 4. Thuế, Phí, lệ phí và chi phí khác

4.1. Thuế, lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Hợp đồng này do Bên …… chịu trách nhiệm nộp.

4.2. Sau khi ký bản hợp đồng này, Bên …… có nghĩa vụ liên hệ với Cơ quan thuế để làm thủ tục nộp thuế theo quy định.

Điều 5. Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Pháp luật.

Điều 6. Cam kết và trách nhiệm của các bên

6.1. Bên A chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

a/ Những thông tin về nhân thân, về thửa đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b/ Thửa đất thuộc trường hợp được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Pháp luật;

c/ Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:

– Quyền sử dụng đất nói trên thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Bên A, không có tranh chấp khiếu kiện;

– Quyền sử dụng đất không bị ràng buộc dưới bất cứ hình thức nào bởi các việc: Thế chấp, chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn hoặc kê khai làm vốn của doanh nghiệp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

– Không bị ràng buộc bởi bất cứ một quyết định nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hạn chế quyền của chủ sử dụng đất;

– Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Bên A xuất trình trước Bên B tại thời điểm ký hợp đồng này là bản thật và duy nhất.

d/ Việc giao kết Hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

e/ Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong hợp đồng này;

6.2. Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

a/ Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b/ Bên B đã tự xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất đã nêu trong Hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng đất;

c/ Việc giao kết Hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

d/ Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong hợp đồng này;

6.3. Bên A và Bên B cùng cam đoan:

Đặc điểm về quyền sử dụng đất chuyển nhượng nêu tại Hợp đồng này là đúng với hiện trạng thực tế.

ĐIỀU 7: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

7.1. Bản Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi hai bên ký kết. Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ Hợp đồng này chỉ có giá trị khi được hai bên lập thành văn bản có đầy đủ chữ ký và chỉ được thực hiện khi Bên nhận chuyển nhượng chưa đăng ký sang tên quyền sử dụng đất theo Hợp đồng này.

7.2. Hai bên công nhận đã hiểu rõ những qui định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này;

7.3. Hai Bên tự đọc lại nghe đọc lại nguyên văn bản Hợp đồng này, cùng chấp thuận toàn bộ các điều khoản của Hợp đồng và không có điều gì vướng mắc. Hai Bên cùng ký tên dưới đây để làm bằng chứng.

  BÊN CHUYỂN NHƯỢNG      BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG

4. Mẫu hợp đồng về nhà ở

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày…….tháng….năm…….

HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở
Số……../HĐ

– Căn cứ Luật Nhà ở 2014;

– Căn cứ Bộ Luật Dân sự 2015;

Hai bên chúng tôi gồm:

BÊN BÁN NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên bán):

Ông …………., sinh năm: ……., CMND số: ………. do Công an ……… cấp ngày ………..

Và vợ là bà ………., sinh năm: ………, CMND số: …… do Công an ………. cấp ngày ………

Cả hai ông bà cùng đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Số ……………

Địa chỉ liên hệ:………………

Điện thoại: ………

Số tài khoản:……………… tại Ngân hàng:……………

Mã số thuế:……………

BÊN MUA NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên mua):

Ông …………., sinh năm: ……., CMND số: ………. do Công an ……… cấp ngày ………..

Và vợ là bà ………., sinh năm: ………, CMND số: …… do Công an ………. cấp ngày ………

Cả hai ông bà cùng đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Số ……………

Địa chỉ liên hệ:………………

Điện thoại: ………

Số tài khoản:……………… tại Ngân hàng:……………

Mã số thuế:……………

Hai bên chúng tôi thống nhất ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với các nội dung sau đây:

Điều 1. Đặc điểm chính của nhà ở mua bán

1. Loại nhà ở (biệt thự, căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ):…………

2. Địa chỉ nhà ở:…………………………………… (Đối với hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai thì ghi rõ địa điểm nơi nhà ở được xây dựng theo quy hoạch đã được duyệt).

3. Tổng diện tích sàn xây dựng:……………..m2

4. Tổng diện tích sử dụng đất ở:……………..m2, trong đó:

Sử dụng riêng :………..m2; Sử dụng chung (nếu có):…………m2

Nguồn gốc sử dụng đất (được giao, được công nhận hoặc thuê…): ………………

(Nếu là thuê đất thì phải ghi thêm thông tin về số hợp đồng, ngày ký hợp đồng thuê đất, thời gian thuê từ ngày….đến ngày….).

5. Các trang thiết bị chủ yếu gắn liền với nhà ở:…………

6. Giấy tờ pháp lý về nhà ở, đất ở kèm theo:……………

Điều 2. Giá bán và phương thức thanh toán

1. Giá bán nhà ở là ……………… đồng

(Bằng chữ: …………………………………………    ………………………………….).

Giá bán này đã bao gồm giá trị quyền sử dụng đất và thuế giá trị gia tăng VAT (nếu bên bán thuộc diện phải nộp thuế VAT).

2. Phương thức thanh toán: thanh toán bằng tiền Việt Nam thông qua hình thức (trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng)…….

3. Thời hạn thực hiện thanh toán

a) Thanh toán một lần vào ngày……….tháng……..năm……….(hoặc trong thời hạn ……ngày, kể từ sau ngày kí kết hợp đồng này).

b) Trường hợp mua nhà ở theo phương thức trả chậm, trả dần thì thực hiện thanh toán vào các đợt như sau:

  • Đợt 1 là …………………đồng vào ngày…….tháng…….năm…….(hoặc sau ……ngày kể từ ngày kí kết hợp đồng này)1.
  • Đợt 2 là ………………….đồng vào ngày……tháng……năm …..(hoặc sau …..ngày kể từ khi thanh toán xong đợt 1).
  • Đợt tiếp theo…………………………………………..

Trước mỗi đợt thanh toán theo thỏa thuận tại khoản này, Bên bán có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (thông qua hình thức như fax, chuyển bưu điện….) cho Bên mua biết rõ số tiền phải thanh toán và thời hạn phải thanh toán kể từ ngày nhận được thông báo này.

Điều 3. Thời hạn giao nhận nhà ở

1. Bên bán có trách nhiệm bàn giao nhà ở kèm theo các trang thiết bị gắn với nhà ở đó và giấy tờ pháp lý về nhà ở nêu tại Điều 1 của hợp đồng này cho Bên mua trong thời hạn là……………ngày, kể từ ngày Bên mua thanh toán đủ số tiền mua nhà ở (hoặc kể từ ngày hợp đồng này được ký kết)2. Việc bàn giao nhà ở phải lập thành biên bản có chữ ký xác nhận của hai bên.

2. Các trường hợp thỏa thuận khác………………

Điều 4. Bảo hành nhà ở

1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành nhà ở theo đúng quy định tại Điều 46 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

2. Bên mua phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho Bên bán khi nhà ở có các hư hỏng thuộc diện được bảo hành. Trong thời hạn………..ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Bên mua, Bên bán có trách nhiệm thực hiện việc bảo hành các hư hỏng theo đúng quy định. Nếu Bên bán chậm thực hiện bảo hành mà gây thiệt hại cho Bên mua thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.

3. Không thực hiện việc bảo hành trong các trường hợp nhà ở bị hư hỏng do thiên tai, địch họa hoặc do lỗi của người sử dụng gây ra.

4. Sau thời hạn bảo hành theo quy định của Luật Nhà ở, việc sửa chữa những hư hỏng thuộc trách nhiệm của Bên mua.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán

1. Quyền của Bên bán:

a) Yêu cầu Bên mua trả đủ tiền mua nhà theo đúng thỏa thuận nêu tại Điều 2 của hợp đồng này;

b) Yêu cầu Bên mua nhận bàn giao nhà ở theo đúng thỏa thuận nêu tại Điều 3 của hợp đồng này;

c) Yêu cầu Bên mua nộp đầy đủ các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật;

d) Yêu cầu Bên mua đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người thứ ba (trong trường hợp nhà ở mua bán đang cho thuê, cho mượn).

2. Nghĩa vụ của Bên bán:

a) Bàn giao nhà ở kèm theo hồ sơ cho Bên mua theo đúng thỏa thuận tại Điều 3 của hợp đồng này;

(Đối với trường hợp mua bán nhà ở hình thành trong tương lai thì thỏa thuận theo nội dung: Bên bán có trách nhiệm xây dựng nhà ở theo đúng thiết kế và theo danh mục vật liệu xây dựng bên trong và bên ngoài nhà ở mà các bên đã thỏa thuận; thông báo cho Bên mua biết tiến độ xây dựng nhà ở và đảm bảo hoàn thành việc xây dựng theo đúng tiến độ đã thỏa thuận; tạo điều kiện để Bên mua kiểm tra việc xây dựng nhà ở nếu có yêu cầu).

b) Bảo quản nhà ở trong thời gian chưa bàn giao nhà cho Bên mua;

c) Nộp tiền sử dụng đất và các khoản phí, lệ phí khác liên quan đến mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật;

d) Thông báo cho Bên mua các hạn chế về quyền sở hữu đối với nhà ở (nếu mua bán nhà ở là căn hộ nhà chung cư thì Bên bán phải thông báo cho Bên mua biết rõ các quyền và nghĩa vụ đối với phần diện tích sở hữu chung, sở hữu riêng của căn hộ mua bán và quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư đó);

đ) Có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở cho Bên mua (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận Bên mua đi làm thủ tục).

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên mua

1. Quyền của Bên mua:

a) Yêu cầu Bên bán bàn giao nhà kèm theo giấy tờ về nhà ở theo đúng thỏa thuận tại Điều 3 của Hợp đồng này.

(Đối với trường hợp mua nhà ở hình thành trong tương lai thì Bên mua có quyền yêu cầu Bên bán xây dựng nhà ở theo đúng thiết kế, tiến độ và sử dụng đúng các vật liệu về nhà ở mà hai bên đã thỏa thuận);

b) Yêu cầu Bên bán phối hợp, cung cấp các giấy tờ có liên quan để làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở (nếu Bên mua đi làm thủ tục này);

c) Yêu cầu Bên bán nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí liên quan đến việc mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ của Bên mua:

a) Trả đầy đủ tiền mua nhà theo đúng thỏa thuận tại Điều 2 của hợp đồng này;

b) Nhận bàn giao nhà ở kèm theo giấy tờ về nhà ở theo đúng thỏa thuận của hợp đồng này;

c) Nộp đầy đủ các khoản thuế, phí, lệ phí liên quan đến mua bán nhà ở cho Nhà nước theo quy định của pháp luật;

d) Bảo đảm quyền, lợi ích của người thứ ba theo quy định của pháp luật (nếu nhà ở mua bán đang được cho thuê, cho mượn).

Điều 7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Hai bên thỏa thuận cụ thể các trách nhiệm (như phạt; tính lãi, mức lãi suất; phương thức thực hiện trách nhiệm….) do vi phạm hợp đồng trong các trường hợp Bên mua chậm thanh toán tiền mua nhà hoặc chậm nhận bàn giao nhà ở, Bên bán chậm bàn giao nhà ở….

Điều 8. Các trường hợp bất khả kháng

Bên mua hoặc Bên bán không bị coi là vi phạm hợp đồng và không bị phạt vi phạm hoặc không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu việc chậm thực hiện hoặc không thực hiện đúng các nghĩa vụ được các bên thỏa thuận trong hợp đồng này do có sự kiện bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh, hỏa hoạn, sự thay đổi quy định pháp luật và các trường hợp khác mà không phải do lỗi của các Bên gây ra.

Điều 9. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ

1. Bên mua có quyền thực hiện các giao dịch như chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê để ở, tặng cho và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật về nhà ở sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn hộ đó.

2. Trong trường hợp chưa nhận bàn giao nh_ ở từ Bên bán nhưng Bên mua thực hiện chuyển nhượng hợp đồng này cho bên thứ ba thì các bên phải thực hiện đúng thủ tục theo quy định tại Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng.

3. Trong cả hai trường hợp nêu tại khoản 1 và 2 của Điều này, người mua nhà ở hoặc người nhận chuyển nhượng hợp đồng đều được hưởng quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ của Bên mua quy định trong hợp đồng này.

Điều 10. Cam kết của các Bên

1. Bên bán cam kết nhà ở nêu tại Điều 1 của hợp đồng này thuộc quyền sở hữu của Bên bán và không thuộc diện bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật.

2. Bên mua cam kết đã tìm hiểu, xem xét kỹ thông tin về nhà ở.

3. Việc ký kết hợp đồng này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu cần thay đổi hoặc bổ sung nội dung của hợp đồng này thì các bên thỏa thuận lập thêm phụ lục hợp đồng có chữ ký của hai bên và phụ lục hợp đồng có giá trị pháp lý như hợp đồng này.

4. Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã quy định tại hợp đồng này.

Điều 11. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng này sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

1. Hai bên đồng ý chấm dứt hợp đồng bằng văn bản. Trong trường hợp này, hai bên sẽ thỏa thuận các điều kiện và thời hạn chấm dứt.

2. Bên mua chậm trễ thanh toán tiền mua nhà quá …….ngày (hoặc tháng) theo thỏa thuận tại Điều 2 của hợp đồng này.

3. Bên bán chậm trễ bàn giao nhà ở quá…….ngày (hoặc tháng) theo thời hạn đã thỏa thuận tại Điều 3 của hợp đồng này.

4. Các thỏa thuận khác…………………………………………….

Điều 12. Các thỏa thuận khác

(Các thỏa thuận trong hợp đồng này phải phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội).

1……………

2…………………

Điều 13. Giải quyết tranh chấp

Trường hợp các bên có tranh chấp về nội dung của hợp đồng này thì hai bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp các bên không thương lượng được thì một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Hiệu lực của hợp đồng

1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày………….(hoặc có hiệu lực kể từ ngày được công chứng chứng nhận hoặc được UBND chứng thực đối với trường hợp pháp luật quy định phải công chứng hoặc chứng thực).

2. Hợp đồng này được lập thành ….. bản và có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …..bản, …. bản lưu tại cơ quan thuế, …. bản lưu tại cơ quan công chứng hoặc chứng thực (nếu có) và …..bản lưu tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở.

(Trong trường hợp Bên bán, Bên mua là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có thể thỏa thuận lập thêm hợp đồng bằng Tiếng Anh, các bản Hợp đồng bằng tiếng Anh và tiếng Việt có giá trị pháp lý như nhau)./.

BÊN MUA                                      BÊN BÁN
(Ký và ghi rõ họ tên)             (Ký và ghi rõ họ tên)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com